Vẻ đẹp Sapa trong sương mù

Sa Pa từ lâu đã được biết đến như một Châu Âu thu nhỏ của Việt Nam với khí hậu cận ôn đới đặc trưng quanh năm mây phủ. Với vẻ đẹp buồn, sương mù Sa Pa có sức cuốn hút đặc biệt với tất cả du khách khi đặt chân tới vùng đất này.

Ruộng bậc thang ở Sapa

Nét chấm phá kì khôi, sự giao thoa hài hòa giữa thiên nhiên và bàn tay còn người đã làm nên khung cảnh tuyệt đẹp nhất trên từng ngọn lúa ở ruộng bậc thang Sapa đã khiến không biết bao du khách, biết bao người đồng bằng tới Sapa được dịp ngỡ ngàng.p.

Nhà thờ đá cổ Sapa

Nhà thờ đá cổ Sapa trên phố núi giữa đêm mờ sương giống như một biểu tượng của xứ sở Sapa, của đất trời Tây Bắc.

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Khám phá tu viện cổ kỳ bí trên đỉnh Sa Pa

Tu viện cổ ở bản Tả Phìn Sapa là một di tích có từ lâu đời đang được bảo tồn và gìn giữ. Với sự cổ kính và ẩn chứa nhiều điều kì bí tu viện thu hút sự tò mò của nhiều du khách du lịch Sapa.

Đã từng là nơi truyền giáo và cứu rỗi sám hối của 12 nữ tu khổ hạnh, Tu viện Tả Phìn hoang phế ngày nay mang trong mình vẻ đẹp kỳ bí, huyền hoặc lạ thường.

Cách thị trấn Sa Pa khoảng 12 km về phía Đông, trên đường đến bản du lịch Tả Phìn, trị trấn Sa Pa, Lào Cai, bạn không nên bỏ qua cơ hội đến thăm di tích Tu viện Tả Phìn. Hơn nửa thế kỷ qua, nơi đây bị bỏ hoang nhưng lại cuốn hút rất đông du khách tour Sapa 2 ngày 1 đêm dừng chân khám phá và chiêm ngưỡng vẻ đẹp mang đậm nét kiến trúc thời thuộc Pháp đằng sau những lớp bụi thời gian phong kín.

Đây từng là nơi tu hành của 12 nữ tu theo dòng tu khổ hạnh của Hội thánh Kito bị trục xuất ra khỏi Nhật Bản, lưu lạc đến xứ đạo Lào Cai. Tại đây, 12 nữ tu đã có những đóng góp tích cực trong việc nghiên cứu và phổ biến kỹ thuật canh tác các giống cây lương thực ôn đới, phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng ở Sa Pa như lúa kiều mạch đen, đại mạch, các loại rau, khoai lang và các loại hoa quả tươi như nho, táo, đào…


>>>Xem thêm: Thưởng thức đặc sản heo nướng bản mè ở Sapa

Được khởi công xây dựng ngày 8/10/1942, nhưng mấy năm sau đó, một phần trong thiết kế còn lại của Tu viện vẫn chưa được xây xong. Năm 1945, do tình hình an ninh bất ổn, đoàn nữ tu rời về Hà Nội, Tu viện còn dang dở bị bỏ hoang thành phế tích cho đến ngày nay.

Ở nơi núi cao, sương mù bao phủ quanh năm, hình ảnh của tòa Tu viện cổ đổ nát ẩn hiện trong màn sương phủ trắng của Sa Pa, với cây cối rậm rạp khiến người ta dễ dàng liên tưởng đến những câu chuyện cổ tích xa xưa.

Công trình được xây dựng bằng đá ong nên những bức tường, trụ, cột còn được đến ngày nay vẫn giữ được sự kiên cố và chắc chắn. Những gì còn xót lại của Tu viện đặt ra câu hỏi, không biết do chiến tranh hay sự phá hoại có chủ đích của con người mà công trình được đầu tư xây dựng khá công phu này bị sụp đổ và trở nên hoang tàn như vậy.



Cổng tu viện được xây bằng đá bề thế với lối cổng vòm mang đậm phong cách kiến trúc Pháp, mang vẻ đẹp cổ điển.
Cấu trúc của Tu viện gồm một nhà ngang hướng mặt về phía tây, 5 gian và một cầu thang, gồm 3 tầng, trong đó có một tầng hầm dưới lòng đất. Nhà ngang này chính là chỗ ở, sinh hoạt của các nữ tu. Ngoài ra, bên phải của toà nhà còn có một nhà dọc nối liền với nhà ngang, đây có thể là nơi cất giữ lương thực thực phẩm, đồ đạc, và là khu bếp của tu viện. Toàn bộ toà nhà hiện nay không còn phần mái, chỉ sót lại những bức tường phủ rêu cổ kính. Phía trước toà nhà là một hành lang khá rộng, dài, nhưng cũng không còn nguyên vẹn.



Rêu phủ kín tường nhuốm màu thời gian.

Mặc dù bị hoang phế từ lâu, những đường nét cổ kính và không gian trầm mặc của bối cảnh lại là điểm thu hút đông đảo du khách dừng chân tham quan, chụp ảnh.
Thông tin thêm:

Từ trung tâm thị trấn Sa Pa, du khách có thể thuê xe máy với giá 100.000 đồng/ ngày để tự mình khám phá khu du lịch Tu viện Tả Phìn và một số vùng lân cận hoặc thuê tài xế xe ôm kiêm hướng dẫn viên tại địa phương, giá dịch vụ khoảng 150.000 đồng/ ngày. Nếu đi theo đoàn, du khách du lịch Sapa 3 ngày 2 đêm có thể thuê xe ôtô với giá khoảng 300.000 đồng/ lượt.

Điểm tham quan gần: Bản Tả Phìn cách Tu viện khoảng 5 km nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm. Du khách đến đây có thể mua những sản phẩm đậm bản sắc dân tộc như khăn, móc chìa khóa, túi, ví, áo choàng thổ cẩm với giá từ 10.000 - 200.000 đồng. Nếu muốn qua đêm, du khách có thể lưu trú tại nhà sàn của người Dao đỏ, trải nghiệm dịch vụ tắm lá.
Còn nhiều điểu thú vị bên trong tu viện, bạn hãy đến đây tham quan và khám phá nhé. Chúc bạn một chuyến du lịch vui vẻ.
Nguồn: Tổng hợp

Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

Độc đáo chợ Cán Cấu ở Lào Cai

Sapa có nhiều chợ phiên nổi tiếng thu hút khách thập phương tới tham gia. Chợ ở Sapa mang những nét đẹp riêng mà không nơi nào có được. Chợ Cán Cấu được nhiều người biết đến bởi nét đẹp dân giã và những tập tục của người dân đan xen trong đó,
Vị trí: Chợ phiên Cán Cấu thuộc địa phận xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai; cách Tp. Lào Cai gần 100km về phía đông bắc, cách thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai gần 30km về phía bắc. 
Đặc điểm: Đến đây, du khách vừa có dịp được biết về phiên chợ vùng cao nhiều màu sắc vừa có dịp tìm hiểu thêm về các sinh hoạt đời thường của người dân vùng cao...
  
Từ Tp. Lào Cai, xuôi theo quốc lộ 4D, du khách sẽ đến xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Tiếp tục xuôi theo tỉnh lộ 153, qua thị trấn Bắc Hà, du khách sẽ đến với chợ phiên Cán Cấu.
 
Nhìn từ xa, khung cảnh chợ phiên Cán Cấu thật đẹp và sinh động. Chợ họp ngay ven đường 153 - con đường đất đỏ duy nhất nối thị trấn Bắc Hà với thị trấn biên ải Si Ma Cai; xung quanh chợ là những thửa ruộng bậc thang tầng tầng lớp lớp nối tiếp nhau bám vào sườn núi; phía xa xa, núi rừng tây bắc hùng vĩ, trùng trùng, điệp điệp ngút tầm mắt...

Chợ phiên Cán Cấu là chợ của người Mông Hoa và người Giáy nhưng lại thực hiện theo lối buôn bán của người Dao. Chợ họp vào ngày thứ bảy hàng tuần và các ngày lễ, tết trong năm. 

Khi vào phiên chợ, từ tờ mờ sáng, từng dòng người Mông Hoa, Giáy từ các bản làng, lũ lượt kéo về chợ: người đi bộ, người đi ngựa mang theo các sản phẩm dệt may, nông sản và gia súc... 

Chợ được chia thành những khu riêng dành cho đủ mọi mặt hàng. Những mặt hàng như: các loại rau quả, dược thảo, gia vị, đồ dùng trong gia đình và các sản phẩm thổ cẩm đủ màu sắc thể hiện tài năng khéo léo của phụ nữ Mông Hoa, tập trung thành một khu và được bày lên những tấm nilon dải trên mặt đất. Tuy nhiên, nổi bật nhất có lẽ lại là khu vực bán gia súc, gia cầm; vì người Mông Hoa, người Giáy rất thích gia súc và muốn chọn được giống gia súc tốt phục vụ nông nghiệp. Không khí trong khu vực này thật náo nhiệt, người mua, kẻ bán, đứng, ngồi rải rác và cùng thỏa thuận mua bán với nhau.
 
 Bên cạnh đó, khu vực dành cho các món ăn truyền thống của người dân tộc cũng khá sôi động. Hòa trong làn khói nghi ngút bốc lên từ những căn lều tranh lụp xụp, là vô số các âm thanh khác nhau: tiếng nói chuyện ầm ì, tiếng bát đũa va vào nhau tanh tách và trong không khí náo nhiệt đó, du khách sẽ phải dừng chân, ngồi xuống và cùng người dân tộc thưởng thức các món ẩm thực của họ. Trong tất cả các món ở đây, món thắng cố có lẽ được người dân tộc yêu thích nhất. Đây là món pha trộn tất cả các loại nội tạng của một số con vật như: lợn, bò, trâu...

Đến chợ phiên Cán Cấu, du khách không những có dịp biết về một phiên chợ vùng cao nhiều màu sắc mà còn có cơ hội hiểu thêm về các sinh hoạt đời thường của người dân vùng cao. Ngoài ra, du khách còn vừa được thưởng thức một số món ăn dân tộc vừa được nhâm nhi ly rượu táo mèo - đặc sản của người vùng cao nơi đây.
Hãy đến Sapa tham gia chợ phiên Cán Cấu để được khám phá và hòa mình vào phiên chợ tấp nập của người dân nơi đây nhé. 
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

Thưởng thức đặc sản heo nướng bản mè ở Sapa


Sapa nổi tiếng với nhiều đặc sản ngon và lạ hấp dẫn nhiều du khách tới đây thưởng thức. Đặc sản heo nướng bản mè được nhiều người biết đến bởi hương vị tuyệt vời của nó.

Heo bản vốn được nuôi tự nhiên. Chúng vào rừng tìm rau củ ăn. Hiếm hoi lắm chủ nhà mới nấu cám, cơm cặn cho ăn. Heo vận động thường xuyên, di chuyển theo địa hình đồi núi nên thịt săn chắc, lớn chậm. Heo bản nặng lắm cũng tầm 20 kg, thường thì chừng 10-12 kg là đem đi thịt phục vụ tiệc tùng. Phần dư thì gác bếp hoặc ướp muối và lá rừng rồi bỏ vào khạp ăn dần dần. Có khách, chủ nhà mới làm món heo nướng mè, vừa thay đổi khẩu vị cho cả nhà vừa phục vụ du khách.

Chọn thịt để nướng tùy theo sở thích, nếu thực khách thích béo thì chọn sườn non hoặc ba rọi, nếu ăn không béo thì chọn sườn cốc lết hoặc thịt thăn, nếu thích “nửa nạc nửa mỡ” thì nạc dăm là số một. Các bạn có thể tham khảo tour du lịch Sapa Lào Cai để thưởng thức những đặc sản nơi này. Đến du lịch Sapa được thưởng thức món thịt heo bản nướng mè Sapa quả là tuyệt vời, món này bạn ăn một lần nhớ mãi không quên, cái vị ngọt thịt, thơm và béo ngậy của thịt heo quả là khó quên.
Đặc sản heo nướng bản mè
>>>>Xem thêm: Lên Sapa thưởng thức đặc sản thắng cố

Thịt rửa sạch, để ráo, cắt miếng mỏng, bản lớn rồi đập cho miếng thịt mềm trước khi ướp. Người ta làm hỗn hợp xốt ướp với các gia vị tỏi, hành, sả băm nhuyễn, bột nêm, bột ngọt, nước mắm, nước đường đặc, đặc biệt phải có dầu mè và mè trắng. Nêm nếm vừa ăn.

Ướp thịt đến khi ngấm gia vị rồi đem nướng. Nướng trên bếp than là ngon nhất. Nướng xong, thịt được cắt thành từng miếng nhỏ, vừa miệng ăn. Thịt lẫn một chút mỡ ăn beo béo chứ không quá béo như thịt heo công nghiệp. Vị ngọt đậm đà của thịt vẫn còn nguyên hòa quyện vào mùi mè vừa vàng tới, thơm lừng. Món này ăn với xôi nếp nương thì ăn quên cả no.

Không chỉ đẹp bởi cảnh sắc thiên nhiên, thành phố mờ sương này còn thực sự hấp dẫn du khách bởi những đặc sản từ…cá. Thoạt nghe chắc hẳn sẽ có nhiều người không tin bởi lẽ Sapa là một huyện miền núi, địa hình toàn núi cao thì làm gì có cá…

Du khách đến Sapa không thể không thưởng thức món cá suối Sapa – một đặc sản khó quên ở nơi đây. Các bạn có thể tham gia tour du lịch Sapa  để thưởng thức và cảm nhận nét đẹp thiên nhiên và con người nơi đây, đặc biệt là những món ngon của Sapa.

Không chỉ đẹp bởi cảnh sắc thiên nhiên, thành phố mờ sương này còn thực sự hấp dẫn du khách bởi những đặc sản từ…cá. Thoạt nghe chắc hẳn sẽ có nhiều người không tin bởi lẽ Sapa là một huyện miền núi, địa hình toàn núi cao thì làm gì có cá. Thế nhưng, điều thú vị của món cá của Sapa là những loài cá sống ở những khe suối. Cá suối có nhiều loại: Cá trắng thân dẹt như cá mương, cá hoa, cá bống, lại có loài cá có màu đen lẫn với màu rêu đá. Cá suối Sapa thường không lớn, chỉ bằng ngón tay, to lắm cũng chỉ như cán dao. Điều đặc biệt là cá suối không hề có vị tanh. Cá bắt được, nhóm lửa nướng sơ ngay bên bờ suối để có thể để dành ăn lâu dài hoặc đem lên bán cho các nhà hàng trên thị trấn. Cá suối rán lên, đầu, đuôi và vây ròn tan trong miệng, trong khi mình cá tròn lẳn lại vẫn giữ được thớ dai dai của loài cá miền sơn cước.
Nếu có dịp đi tour du lịch Sapa 3 ngày 4 đêm bạn hãy thử thưởng thức món heo nướng bản mè tuyệt ngon này nhé. Chúc bạn có một kì nghỉ vui vẻ.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

Lên Sapa thưởng thức đặc sản thắng cố


Thắng cố là đặc sản chỉ có ở Sapa với nguyên liệu và cách làm độc đáo tạo nên hương vị đặc biệt mà nếu thưởng thức một lần bạn sẽ không thể nào quên. Thắng cố là món ăn truyền thông của người H'mông được nấu từ thịt ngựa, đây là món ăn được nhiều người biết đến.




Thắng Cố – Món ăn truyền thống của người H’Mong

Nguyên liệu chính: da, lòng, ngô, gạo (hoặc khoai, sắn), mắm, muối, mì chính và một số gia vị khác.

Cách nấu:

- Các con vật dùng để nấu Thắng Cố sau khi thui sẽ được lột da, xẻ lấy thit, và nội tang. Sau đó đem rửa sạch, ướp với gia vị. Món Thắng Cố truyền thống phải có đủ 12 thứ: hoa hồi, quế, thảo quả, gừng, sả và một số gia vị bí truyền khác.

- Cho thịt và nội tạng đã làm sạch vào chảo để xào (chú ý phải dùng chảo cũ không được dùng chảo mới).

- Khi miếng thịt đã se se cạnh thì thêm nước vào và ninh sôi khoảng vài tiếng đồng hồ trên bếp than cho đến khi nước mắt đầu sánh lại, hơi sền sệt, có mùi vị đặc trừng bốc lên là được. Để nồi nước dùng ngon ngọt thì phải rất cẩn thận, múc hết bọt ra.

- Cuối cùng cho thêm các loại rau tùy sở thích của mỗi người.

Thắng Cố thường được nấu trong chảo lớn đủ dùng cho vài chục người. Món ăn này nên ăn nóng và không cần kèm theo bất cứ thứ gì.

Vào những ngày đông rét buốt này, ngồi ăn một tô Thắng Cố và cùng bạn bè, gia đình trò chuyện thì còn gì thú vị hơn.Đây cũng là một nét văn hoá rất điển hình trong phong cách sống của người Mông.
Ai lên Sapa mà không thưởng thức món thắng cố thì quả là điều đáng tiếc. Thắng cố bán ở hàng quán hiện nay thường bị pha tạp cả thịt lợn, thịt trâu, bò... nên bạn hãy tìm đến mua ở những bảnh làng người H'mông để mua được thắng cố chất lượng nhé.
Chúc bạn có một chuyến du lịch thú vị.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

Những phong tục đón tết độc đáo của người Dao Đỏ


Những dân tộc ít người thường có những phong tục khác lạ và độc đáo mà ta ít biết đến. Du lịch Sapa vào dịp tết bạn có cơ hội khám phsa những tục lệ đón tết của người Dao Đỏ.
Người Dao Đỏ đón xuân theo tập tục truyền thống tổ tiên từ nhiều đời nay. Bắt đầu từ ngày 28 Tết, khắp làng trên, xóm dưới, đồng bào dân tộc đã bắt tay vào mổ lợn béo, gà trống thiến, làm bánh nếp… Đây chính là thời điểm các thành viên trong dòng họ tụ tập quây quần tại nhà trưởng họ, cùng nhau nâng chén rượu mừng xuân, cầu chúc cho nhau ngày càng làm ăn phát đạt, cháu con khoẻ mạnh… và bàn việc tổ chức nghi lễ Tết nhảy.
Người Dao Đỏ chuẩn bị đón Tết khá công phu. Trước hết nam thanh niên ôn luyện các điệu múa cổ truyền, các thiếu nữ lo nhuộm chàm, thêu áo mới cho chồng con đi chơi Tết. Tết nhảy sẽ diễn ra ở nhà ông trưởng họ, nên các thành viên trong họ đều tấp nập giúp trưởng họ chuẩn bị Tết.
Ban đầu, một tốp nam thanh niên "sài cỏ" theo sự hướng dẫn của thầy cả "chái peng pi" tổ chức 14 điệu nhảy dẫn đường, bắc cầu đưa đón tổ tiên, thần linh về "ăn" Tết. Để chào bố mẹ, tổ tiên đã khuất, điệu nhảy chỉ được thực hiện bằng một chân, đầu cúi, ngón tay trỏ giơ cao; Để mời tiên nương, tiểu nữ giáng trần, điệu nhảy được diễn tả bằng múa cò "pẹ họ", mô phỏng cảnh chim cò sải cánh bay xa, rồi dáo dác tìm chỗ đậu lại; Điệu nhảy mời thần linh "ăn" Tết được diễn tả bằng nhịp bước khoan thai và uy lực của loài hổ... Các điệu múa mang tính hình tượng cao và độc đáo. Không biết có từ bao giờ, nhưng đêm của những vũ điệu vẫn được người Dao Đỏ lưu giữ cho tới ngày nay, và coi như một sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong những ngày đất trời vào xuân.





Tốp nam thanh niên Dao Đỏ nhảy theo sự hướng dẫn của thầy cả. Ảnh Internet
Kết thúc các điệu nhảy mở đường, đón chào tổ tiên, thần linh, cả dòng họ tiến hành điệu nhảy rước tượng tổ tiên. Tượng tổ tiên làm bằng gỗ tốt, là tác phẩm điêu khắc độc đáo của người Dao đỏ. Tượng được chạm khắc đẹp với nét hoa văn trang phục thời cổ xưa, dài khoảng 25 cm, đường kính thân 5 cm, bàn tay phải của tượng có cầm thẻ bài ghi rõ tên ông tổ.

Ngày thường trong cả năm, tượng được bọc kín bằng vải trắng. Đến ngày Tết, con cháu rước tượng xuống làm lễ tắm gội, thay khăn choàng mới. Nước tắm cho tượng cũng làm từ lá thơm qua một quy trình chưng cất nghiêm ngặt.
Sau lễ tắm gội cho tượng tổ tiên, con cháu tổ chức các điệu nhảy dâng gà, xôi và lễ vật. Thầy cả và 3 thanh niên tay cầm con gà trống sống, nhảy theo điệu dâng gà, có động tác rước gà lên đầu, có động tác vác gà qua hai vai, rồi vừa nhảy múa vừa vặt đầu gà làm thịt... Kết thúc là điệu nhảy múa cờ.
Trong Tết nhảy, người Dao đỏ còn hát các điệu hát nói về công lao của đấng tổ tiên, sự tích dòng họ, các sinh hoạt cấy trồng, dệt vải, săn bắn... Mục đích chính của nghi lễ này là để cầu cúng tổ tiên, cầu khấn tổ tiên phù hộ sang năm mới mọi người trong gia tộc, dòng họ được mạnh khoẻ, mưa thuận gió hoà cho mùa màng bội thum, gia súc, gia cầm phát triển không bị dịch bệnh...





Trai – gái Dao Đỏ hát giao duyên trong ngày Tết.
Trong Lễ hội còn có hội hát giao duyên của trai gái trong bản và các trò chơi mang đậm nét văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số như: ném còn, bịt mắt bắt dê, đẩy gậy, leo cột mỡ, đi cầu tre… thu hút rất nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham gia và khám phá.
Những phong tục thể hiện nét đẹp văn hóa của người Dao Đỏ, bên trong đó ẩn chứa nhiều ý nghĩa tốt đẹp mà ta chưa biết. Hãy đến Sapa và khám phá nhé.
Nguồn: Sưu tầm


Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

Tìm hiểu phong tục tang ma của người Mông ở Sapa


Các dân tộc ở Sapa còn lưu giữ những phong tục truyền thống đậm đà bản sắc, các phong tục này được truyền từ đời này sang đời khác. Phong tục tang ma của người Mông ở Sapa cũng vậy, phong tục này có nhiều nét khác lạ và độc đáo thể hiện truyền thống tốt đẹp nơi đây.




Khi con người từ bỏ cõi trần gian để về với tổ tiên, người Mông gọi là "tùa" hay "ninh tùa" (người chết) là thuận theo quy luật của tự nhiên. Dựa trên đối tượng và nguyên nhân của người chết mà người Mông có những nghi lễ tổ chức tang ma khác nhau. Đối với những đứa trẻ chết dưới ba tháng tuổi thì gia đình không tổ chức lễ tang và khi đưa đi chôn cũng phải đưa qua vách nhà, không được đưa qua cửa nhà. Bố mẹ có thương con đến mấy cũng không được khóc sợ ma nhà, ma cửa biết sẽ quở trách gia đình. Còn những trường hợp chết ngoài nhà như: do tai nạn, tự tử, ngã sông, ngã suối… thì người Mông kiêng không bao giờ mang vào trong nhà tổ chức lễ tang. Gia đình sẽ dựng một chiếc lán ở ngoài bãi làm địa điểm tổ chức lễ tang, vì người Mông quan niệm rằng, những người chết ngoài nhà, phần lớn là do các loại ma ác làm hại, nên khi mang vào nhà sợ con ma này lại theo vào nhà để làm hại những người khác trong gia đình. Những người chết trẻ, chết ngoài nhà, chết do tai nạn đều được coi là những cái chết không bình thường, bởi vậy mà lễ tang cũng được tổ chức gọn nhẹ hơn các lễ tang của người chết già.

Theo phong tục truyền thống, lễ tang của người Mông bao gồm rất nhiều nghi lễ khác nhau. Khi gia đình có người thân qua đời, việc đầu tiên là con cháu sẽ mang súng kíp ra ngoài nhà bắn ba phát để báo hiệu với bà con trong bản biết là gia đình có người qua đời. Con cháu, bà con thôn, bản nghe thấy tiếng súng ở khu vực nào sẽ đổ về gia đình đó để chia buồn, đồng thời xem có việc gì cùng giúp đỡ. Người chết được con cháu lau mặt, mũi, chân tay, thay quần áo mới cho sạch sẽ trước khi về với tổ tiên. Theo tập tục của người Mông, khi rửa mặt xong, nước rửa mặt cho người chết được đem đổ vào gầm giường nằm của người chết, còn mảnh vải rửa mặt được đem phơi khô để đốt. Sau khi tắm rửa cho người chết xong, họ dùng một chiếc ván gỗ đem thi thể người chết đặt giữa nhà rồi người con trai trưởng nhanh chóng đi mời Dở mủ (thầy cúng chỉ đường) về làm lễ "khai kế" đưa đường chỉ lối cho linh hồn người chết về với tổ tiên. Đây là nghi lễ không thể thiếu được trong bất cứ đám tang nào của người Mông. Gia đình sẽ chuẩn bị một cây nỏ "nỉnh", một con dao và một con gà để làm lễ với ý nghĩa con dao là dụng cụ phát đường, cây nỏ là vũ khí để bảo người chết trên đường đi, con gà là người chỉ đường. Thầy Dờ mủ làm lễ xong, tiếng trống, tiếng khèn lại tiếp tục thổi các bài khèn "khai kế" (chỉ đường) để chỉ đường đưa người chết về với tổ tiên.

Trước đây, người Mông thường đưa thi thể người chết lên treo ở gian giữa nhà, hay còn được gọi là đưa lên ngựa "nỉnh đăng" để thồ linh hồn người chết về với tổ tiên. Ngày nay, phần lớn các dòng họ đã đưa thi thể người chết vào áo quan. Sau khi làm lễ nhập quan, họ hàng anh em, con cháu đến làm lễ phúng viếng. Theo lý của người Mông, khi bố mẹ qua đời, mỗi người con trai, con gái đều phải cho bố mẹ một bộ quần áo mới, một con lợn làm của cải mang về dưới âm để làm ăn. Người con trai cả bao giờ cũng là người giao lợn cho bố mẹ đầu tiên, tiếp đó là đến các con thứ trong gia đình, rồi sau đó đến lễ phúng viếng lần lượt của những người thân thiết trong gia đình và bà con trong bản. Trong lễ tang của người Mông, ông cậu và ông anh rể là hai người quan trọng nhất, bởi vậy mà trước khi về chịu tang, ông cậu và anh rể bao giờ cũng phải thuê một người làm chủ hát "chí sùng sình" để thay mặt gia đình bên ngoại cùng gia đình tổ chức lễ tang cho người chết theo đúng truyền thống. Ngoài ra, phái đoàn nhà cậu còn mang theo một con lợn, một thồ thóc, 10 lít rượu, 3 quả trứng luộc, một cây tiền để làm lễ phúng viếng cho người chết mang đi. Còn bà con làng xóm mỗi người đều mang sang một thồ thóc, một chai rượu, một bó hương để làm lễ phúng viếng cho người chết. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình mà họ tổ chức lễ tang cho người chết to hay nhỏ.
Người dân tộc ở Sapa còn rất nhiều những phong tục độc đáo khác, càng khám phá bạn sẽ càng thấy thú vị đó. Hãy đến Sapa để được trải nghiệm nhé.
Nguồn: Tổng hợp





























Những lễ tang làm to có mổ trâu thường kéo dài từ 3 - 4 ngày với rất nhiều nghi lễ khác nhau như: lễ "treo sáng đù" (giao lễ vật), "Nùng chàn gì" (lễ hỏi đáp), "Tiu rìa kềnh", "Gẩu trùng"… mọi người thổi khèn, đánh trống hát thâu đêm để tiễn biệt người chết. Đến khi trời gần sáng, con cháu làm lễ đưa người chết ra khỏi nhà và khiêng ra ngoài bãi làm lễ mổ trâu. Trước khi mang thi thể người chết ra khỏi nhà, gia đình phải nhờ một người thầy cúng làm lễ đuổi ma ngựa ra khỏi nhà, với ý nghĩa người chết rồi phải đuổi hồn ra khỏi nhà để sau này con cháu yên ổn làm ăn. Ngoài thầy cúng, gia đình còn phải nhờ hai người thanh niên cầm cành đào, cành mận đập xung quanh nhà với ý nghĩa đuổi ma ra khỏi nhà. Thi thể người chết được khiêng ra ngoài bãi mổ trâu, người con trai cả bao giờ cũng là người dắt trâu ra giao cho người chết. Trước khi làm lễ, ông chủ ma làm lễ điểm, sau đó ông chủ ma, lấy một sợi dây lanh buộc vào dây thừng trâu rồi làm lễ giao trâu cho người chết mang đi. Người cậu hoặc người anh rể sẽ thay mặt cho bên ngoại là người giết trâu với ý nghĩa người cậu là người đại diện cho bên ngoại nhận lễ vật thay cho người chết. Trâu giết xong được mọi người mang đi mổ, rồi chế biến thành đồ lễ chín để thầy cúng làm lễ cúng chín cho người chết và đem chế biến làm các món ăn trong lễ tang, phần còn lại họ chia thành các miếng nhỏ đem chia cho những gia đình có lễ vật đến phúng viếng để cảm ơn. Sau bữa cơm trưa, đến khoảng hai ba giờ, con cháu khiêng người chết đi an táng, sau đó mọi người quay về nhà. Trong ba ngày đầu vào buổi sáng sớm và lúc chiều tối, ông chủ ma phải mang cơm, lửa giao cho người chết ăn với ý nghĩa người mới chết tựa như đứa trẻ chưa biết làm ăn, nên những ngày đầu con cháu phải mang cơm giao cho người chết. Chôn được ba ngày, con cháu tập trung mang cuốc, mang xẻng đi sửa sang và rào mộ cho người chết được mồ yên mả đẹp. Người chết được 12 ngày, con cháu ra mộ đón linh hồn người chết về thăm lại nhà. Sau một hai năm, con cháu lại tổ chức lễ cúng "ùa plì" để hồn người chết ra đi được thanh thản, sau một vài năm, gia đình tiếp tục tổ chức lễ cúng "nhù đăng" (lễ mổ trâu) là lễ cúng cuối cùng trong lễ tang của người Mông. Sau lễ cúng "nhù đăng", con cháu không tổ chức bất cứ lễ cúng nào khác. Chỉ đến các ngày lễ tết, con cháu tổ chức lễ cúng thì họ mới gọi linh hồn người chết về thăm lại nhà.