Vẻ đẹp Sapa trong sương mù

Sa Pa từ lâu đã được biết đến như một Châu Âu thu nhỏ của Việt Nam với khí hậu cận ôn đới đặc trưng quanh năm mây phủ. Với vẻ đẹp buồn, sương mù Sa Pa có sức cuốn hút đặc biệt với tất cả du khách khi đặt chân tới vùng đất này.

Ruộng bậc thang ở Sapa

Nét chấm phá kì khôi, sự giao thoa hài hòa giữa thiên nhiên và bàn tay còn người đã làm nên khung cảnh tuyệt đẹp nhất trên từng ngọn lúa ở ruộng bậc thang Sapa đã khiến không biết bao du khách, biết bao người đồng bằng tới Sapa được dịp ngỡ ngàng.p.

Nhà thờ đá cổ Sapa

Nhà thờ đá cổ Sapa trên phố núi giữa đêm mờ sương giống như một biểu tượng của xứ sở Sapa, của đất trời Tây Bắc.

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

Thưởng thức thịt lợn muối Lào Cai



Thịt lợn muối là một món ăn từ lâu đã trở thành đặc sản ở Lào Cai. Khác hẳn với hương vị của những món làm từ thịt lớn khác, thịt lợn muối không qua chế biến nhiều giữ được hương vị tự nhiên và độ ngọt của thịt lợn. 

>>>Tham khảo: tour đi sapa 3 ngày 2 đêm
Cách chế biến món thịt lợn muối hết sức đơn giản với những gia vị có sẵn trong vườn nhà. Gia vị của thịt lợn muối bao gồm các loại lá như lá quế, lá mít, lá trầu không, kèm theo ớt tươi, giềng và rượu cái nếp. Tất cả các loại lá đều được phơi khô và giã nhỏ, thịt lợn được thái vừa miếng rồi đổ rượu cái ướp cùng muối thật mặn và trộn lẫn các loại lá gia vị khô đã được giã nhỏ sau đó cho thịt vào hũ hoặc lọ để từ một đến hai tuần là có thể sử dụng được.



>>>Xem thêm: Lên Sapa thưởng thức đặc sản thắng cố
Khi sử dụng thịt lợn muối có thể rang hay nướng tuỳ theo khẩu vị của từng gia đình. Khi ăn, chúng ta có những cảm giác khác nhau. Có vị cay của giềng và ớt, vị thơm của quế, vị hơi chát của lá mít và lá trầu không. Đồng thời, một vị đặc trưng của thịt lợn muối là vị chua hoà lẫn vị mặn của muối, miếng thịt giòn và rắn chắc. Thịt lợn muối làm giảm đi độ béo và ngấy của mỡ. Khi ăn, chúng ta có thể lấy lại cảm giác về vị giác khi đã ăn quá nhiều đồ ăn khác mà không có cảm giác ngon. Thịt lợn muối là món ăn dân dã của người dân vùng cao đặc biệt là người Tày ở Bảo Yên.




Mặc dù là món ăn bình dị nhưng cũng được người dân vùng cao tiếp đãi khách quý như một món ăn truyền thống và bộc lộ tình cảm chân thành của đồng bào đối với khách. Đi du lịch Sapa chớ quên nếm thử món ăn độc đáo này để cảm nhận được tình cảm của đồng bào nơi đây dành cho bạn và sự độc đáo trong từng thớ thịt lợn muối.
Thịt lợn Sapa quả thật rất ngon và khác biệt, đi tour du lich sapa bạn hãy mua thịt lợn muối về làm quà cho người thân nhé, chắc chắn người thân của bạn sẽ rất ưng ý đó. Chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

Hội hoa chuối của người Xa Phó

Hội hoa chuối là một lễ hội đặc sắc của người Xa Phó ở Sapa, lễ hội là nơi tụ họp vui chơi, cầu chúc, múa hát, thể hiện tinh thần đoàn kết, nhớ ơn tổ tiên, cùng phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, lao động của người dân tộc Xa Phó (Văn Bàn).Chúng ta cùng tìm hiểu về lễ hội đặc sắc này nhé.

Trước khi tổ chức hội hoa chuối, các gia đình tham dự mang lễ vật đến góp cHội hoa chuối của người Xa Phó, Lào Cai được tổ chức vào ngày 9.9 hằng năm để cầu mùa màng tốt tươi, gia súc, gia cầm phát triển, nhà nhà ấm no, hạnh phúc. Tham khảo thêm tour sapa 3 ngày 2 đêm để khám phá thêm nhiều nét đẹp trong nền văn hóa của các dân tộc Sapa

Trong ngày hội, độc đáo nhất là các điệu múa truyền thống, các động tác múa diễn tả khung cảnh tăng gia sản xuất và đời sống sinh hoạt hằng ngày được bà con mang đến lễ hội với mong muốn có được một cuộc sống an vui.

Lễ hội hoa chuối.
>>>Xem thêm: Độc đáo chợ Cán Cấu ở Lào Cai

Trong buổi lễ, người ta dựng một cây chuối rừng phải có cả hoa và quả tại trung tâm nơi làm lễ, sau đó cắm các loài hoa vào thân cây chuối. Mọi người đi vòng quanh cây chuối để múa cầu mùa, dâng cúng cơm mới và các món đặc sản của núi rừng quê hương. Điệu múa còn được diễn tả các động tác như: gặt lúa, săn bắn, bắt cá…

Hội hoa chuối là nơi tụ họp vui chơi, cầu chúc, múa hát, thể hiện tinh thần đoàn kết, nhớ ơn tổ tiên, cùng phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, lao động của người dân tộc Xa Phó (Văn Bàn).

Trước khi tổ chức hội hoa chuối, các gia đình tham dự mang lễ vật đến góp cho gia đình chủ hội gồm: Gạo, gà, rượu, 3 con chim nướng, mắm cá ủ chua, muối ớt… Khi các món ăn đã chế biến xong, chủ nhà bày tất cả lên một chiếc mâm đan bằng mây và đem đặt thành từng dãy theo thứ tự trên khu đất đầu làng nơi tổ chức hội.


Trước khi chủ hội hành lễ, các gia đình thắp hương tại mâm lễ của mình và khấn chứng kiến tấm lòng của gia chủ với thần linh và những người đã khuất”. Khi hương tàn, chủ hội vái lạy rồi xin phép hóa vàng và ra hiệu cho các gia đình hạ lễ. Các món ăn được chia làm 2 mâm, mâm dành riêng cho đàn ông, những người họ hàng, khách mời là đàn ông và một mâm phụ nữ. Tham khảo thêm du lich sapa 2 ngay 3 dem để khám phá thêm nhiều nét đẹp trong nền văn hóa của các dân tộc Sapa

Khi đã ăn uống no say, chủ hội và một số nam thanh niên thực hiện nghi lễ trồng cây chuối trong khu vực hành lễ, xung quanh cây chuối cắm các loại hoa rừng, có cả hoa chuối đỏ biểu thị cho sự may mắn. Khi đã chuẩn bị xong, từng đôi thanh niên nam, nữ thực hiện các nghi lễ múa cầu mùa, diễn tả động tác cày, bừa, cấy, hái, gặt lúa, săn bắn… dâng cúng cơm mới và các đặc sản: Cá suối sấy khô, thịt chuột sấy khô, thịt chim rừng, khoai sọ...

Trong ngày hội hoa chuối, các gia đình Xa Phó kiêng không cho ai mang bất cứ thứ gì ra khỏi nhà. Những gia đình ở làng khác chưa tổ chức hội hoa chuối không được mời đến dự.Sapa còn nhiều lễ hội đặc sắc khác, nếu có cơ hội bạn hãy đến Sapa để khám phá nét đẹp trong nền văn hóa của tỉnh miền núi phía Bắc này nhé.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Kinh nghiệm leo Fansipan


Fansipan là ngọn núi cao nhất Việt Nam nằm ở Sapa, đây là địa điểm leo núi thú vị cho những ai thích chinh phục độ cao. Chinh phục đỉnh Fansipan nói riêng hay leo núi nói chung đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thế nên bạn cần phải trang bị cho mình những kiến thức hay những kinh nghiệm nhỏ cho chuyến leo núi của bạn.

Chinh phục đỉnh Fansipan là một trong những điều thú vị nhất đối với dân yêu thích du lịch Sapa. Tuy nhiên, không đơn giản là một chuyến đi chơi, bạn sẽ cần chuẩn bị rất nhiều thứ nếu không muốn chuyến đi của mình gặp phải những trục trặc không đáng có. Lấy xuất phát điểm từ Hà Nội, bạn sẽ phải chuẩn bị cho mình những thứ sau đây:

>>>Xem thêm: Khám phá tu viện cổ kì bí ở Sapa
1. Giầy tốt nhất là giầy bộ đội ko nên đi giầy thể thao hay giầy da; tất chống vắt (Mua ở đường Lê Duẩn).
2. Găng tay bảo hộ có gai cao su. Găng tay vải mua ở những cửa hàng bảo hộ lao động phố Yết Kiêu mang càng nhiều càng tốt vì chúng hỏng liên tục, mà nếu ko có rễ cây và những thứ bạn phải bám vào sẽ khiến bạn bị thương. Nên có đệm khớp cổ tay và mắt cá chân mua ở phố Trịnh Hoài Đức.
3. Đèn pin, dép lê là những vật dụng ko hề lặt vặt.
4. Áo mưa nên chọn loại bộ quần áo, còn ba lô cóbọc riêng, loại áo mưa liền rất vướng và cơ thể dễ bị ướt. Trong trường hợp gặp mưa (Thường xuyên trên đỉnh fansi), nếu chọn đúng sẽ tiết kiệm rất nhiều sức lực.
5. Ba lô dùng loại chia nhiều ngăn, trong ngăn to phân loại đồ vào các túi lylon để bạn có thể nhớ khi cần không phải lục cả ba lô lên.
6. Quần áo gọn nhẹ, đơn giản. Quần áo nên dùng loại quần hộp nhiều ngăn, túi để đặt đồ lặt vặt như khăn giấy, đồ trang điểm (he he...) kem chống nắng, máy ảnh... Riêng đồ điện tử ít dùng (chỉ dùng khi về chỗ nghỉ hoặc khi lên đỉnh gọi điện) thì để trong túi lylon phòng nước chảy vào.
7. Tất lylon chống nước.Tất dài (4-5cái), nên giữ một đôi tất sạch để giữ ấm chân khi ngủ.
8. Giấy vệ sinh, khăn ướt dùng nhiều (vì phần lớn chuyến đi 4 ngày 3 đêm là trong rừng, vệ sinh cá nhân tại chỗ, ít người đủ can đảm tắm suối vì nước lạnh và sợ ko an toàn).
9. Mũ tai bèo, mũ bộ đội trùm tai (Chống côn trùng trên cây & rắn trên cây)
10. Tấm trải chống thấm nước.
11. Thuốc kháng sinh, thuốc đau bụng, cảm cúm, dầu gió, dầu xoa bóp, C sủi, bông băng, urgo, deep heat, thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi.
Tham khảo thêm tour sapa 3 ngay 2 dem để khám phá nhiều điểm đu lịch ở Sapa

Vật dụng khác:
- Giấy vệ sinh cho cả đoàn, xà phòng, dầu gội đầu, dao ríp, bật lửa, áo mưa, túi nilon, máy ảnh, pin, sạc pin, dép lê nhẹ ( buổi tối, hoặc khi giầy ướt), kem đánh răng, bàn chải, khăn mặt , đèn pin, dầu cao, dầu gió, thuốc kháng sinh, thuôc cảm, đau bụng, sát trùng, băng urgo, salon gel chống mỏi cơ.

Không nên:
- Mang balô quá to, quá nặng so với người.
- Không nên ăn bánh kẹo vì sẽ rất khát nước.
- Không nên ăn kẹo cao su vì gây mệt (chỉ dùng để ăn vệ sinh sinh răng miệng vào buổi sáng thay đánh răng).
- Mang quá nhiều quần áo và đồ ăn.
Hi vọng với những kinh nghiệm trên bạn sẽ có một chuyến leo núi thuận lợi, an toàn. Chúc bạn thành công.
Nguồn: Sưu tầm