Vẻ đẹp Sapa trong sương mù

Sa Pa từ lâu đã được biết đến như một Châu Âu thu nhỏ của Việt Nam với khí hậu cận ôn đới đặc trưng quanh năm mây phủ. Với vẻ đẹp buồn, sương mù Sa Pa có sức cuốn hút đặc biệt với tất cả du khách khi đặt chân tới vùng đất này.

Ruộng bậc thang ở Sapa

Nét chấm phá kì khôi, sự giao thoa hài hòa giữa thiên nhiên và bàn tay còn người đã làm nên khung cảnh tuyệt đẹp nhất trên từng ngọn lúa ở ruộng bậc thang Sapa đã khiến không biết bao du khách, biết bao người đồng bằng tới Sapa được dịp ngỡ ngàng.p.

Nhà thờ đá cổ Sapa

Nhà thờ đá cổ Sapa trên phố núi giữa đêm mờ sương giống như một biểu tượng của xứ sở Sapa, của đất trời Tây Bắc.

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Bánh tráng nướng - Pizza độc đáo ở Đà Lạt

Dù ngày nay, món "Pizza Việt Nam" này đã trở nên rất nổi tiếng nhưng đến Đà Lạt, không phải ai cũng có cơ hội khám phá món ăn độc đáo của phố núi này.
Dù hiện, có thể gọi bánh tráng nướng là món ăn đường phố đặc trưng của Đà Lạt nhưng thực tiễn món bánh này mới chỉ xuất hiện ở thành phố trong sương vài ba năm trở lại đây. Ban đầu chỉ là chiếc bánh tráng nướng mỡ hành đơn giản, sau đó vì sở thích của người ăn cũng như sức sáng tạo của người bán mà món bánh tráng nướng trở nên phong phú về chủng loại cũng như quyến rũ như hiện. 
   
Thật sự, để nói bánh tráng nướng Đà Lạt ngon độc nhất có nhẽ hơi khiên cưỡng bởi cùng là món ăn đó, tại Sài Gòn, người ta có thể thưởng thức một món ăn phong phú cả về hương, vị, sắc nhiều hơn thế rất nhiều. Nhưng trong tiết trời ôn hòa quanh năm của phố núi, món ăn giản dị ấy lại trở nên bịn rịn một cách đặc biệt. Gọi bánh tráng nướng là pizza Việt Nam hay pizza phố núi cũng không quá lời bởi từ hình thức cũng nhưng các vật liệu bánh tráng nướng đều có vẻ giống món pizza bạn đã từng biết.
Sự khác biệt độc đáo nằm ở phần đế bánh, chiếc pizza Việt Nam có đế bánh làm từ vật liệu rất Việt ấy là chiếc bánh tráng. Những chiếc bánh tráng Đà Lạt chính hiệu mỏng dính, đặt trên vỉ than nướng giòn, thêm chút hành lá xào nhuyễn, mỡ hành thơm phức, ruốc thịt đằm thắm. Kế đến là lớp trứng gà tráng mỏng vàng ươm cùng các phụ liệu độc đáo khác.
   Có rất nhiều thứ có thể cho vào bánh tráng nướng, tùy theo sở thích mà có thể chọn bánh tráng nướng bò khô, hay pa tê, phô mai, thịt gà, xúc xích, sốt maiyonaise...Người bán hàng quết đầu tay mọi nguyên liệu trên chiếc đế phong phanh, trên bếp than hồng rực, chỉ một loáng là chiếc bánh thơm ngon mang hương vị phố núi đặc trưng đã ra lò.
 
Món ăn độc đáo, nức danh là vậy nhưng không phải du khách nào đến tỉnh thành này cũng dễ dàng thưởng thức được. Người không ưa khám phá, chỉ chằm chặp đi theo lịch trình tour đặt trước sẽ khó có thể được thưởng thức thứ đặc sản đậm chất đường phố này. Bánh tráng nướng chẳng thể tìm thấy trong các nhà hàng trải qua, chỉ khi dạo bước quanh Hồ Xuân Hương, hay chịu khó thăm thú các chợ đêm, hẻm nhỏ mới có thể tìm ăn bánh tráng nướng Đà Lạt. Món pizza Việt này cũng chỉ thường được bán sau 3h chiều, khi ấy Đà Lạt lạnh, Đà Lạt mờ sương, ẩm thực Đà Lạt cũng mới trở nên hấp dẫn nhất.
Đà Lạt còn sở hữu nhiều món ăn đơn giản mà đặc biệt. Vị đặc biệt ấy không ở vật liệu hay cách chế biến mà chính bởi Đà Lạt đã tạo nên các món ăn đó. thị thành dịu dàng, luôn se sắt ấy luôn khiến du khách đã từng ghé thăm nhung nhớ đến lạ lùng.

CÁC ĐỊA ĐIỂM BÁN BÁNH TRÁNG NƯỚNG

Các địa điểm bán bánh tráng nướng ở Đà Lạt thường tụ hội tại các cổng trường học  và trên một số đường như Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn công Trứ.... hoặc quý khách cũng có thể đăng ký tour Khám phá ẩm thực Đà Lạt về đêmcủa công ty chúng tôi.

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

Thưởng thức thịt lợn muối Lào Cai



Thịt lợn muối là một món ăn từ lâu đã trở thành đặc sản ở Lào Cai. Khác hẳn với hương vị của những món làm từ thịt lớn khác, thịt lợn muối không qua chế biến nhiều giữ được hương vị tự nhiên và độ ngọt của thịt lợn. 

>>>Tham khảo: tour đi sapa 3 ngày 2 đêm
Cách chế biến món thịt lợn muối hết sức đơn giản với những gia vị có sẵn trong vườn nhà. Gia vị của thịt lợn muối bao gồm các loại lá như lá quế, lá mít, lá trầu không, kèm theo ớt tươi, giềng và rượu cái nếp. Tất cả các loại lá đều được phơi khô và giã nhỏ, thịt lợn được thái vừa miếng rồi đổ rượu cái ướp cùng muối thật mặn và trộn lẫn các loại lá gia vị khô đã được giã nhỏ sau đó cho thịt vào hũ hoặc lọ để từ một đến hai tuần là có thể sử dụng được.



>>>Xem thêm: Lên Sapa thưởng thức đặc sản thắng cố
Khi sử dụng thịt lợn muối có thể rang hay nướng tuỳ theo khẩu vị của từng gia đình. Khi ăn, chúng ta có những cảm giác khác nhau. Có vị cay của giềng và ớt, vị thơm của quế, vị hơi chát của lá mít và lá trầu không. Đồng thời, một vị đặc trưng của thịt lợn muối là vị chua hoà lẫn vị mặn của muối, miếng thịt giòn và rắn chắc. Thịt lợn muối làm giảm đi độ béo và ngấy của mỡ. Khi ăn, chúng ta có thể lấy lại cảm giác về vị giác khi đã ăn quá nhiều đồ ăn khác mà không có cảm giác ngon. Thịt lợn muối là món ăn dân dã của người dân vùng cao đặc biệt là người Tày ở Bảo Yên.




Mặc dù là món ăn bình dị nhưng cũng được người dân vùng cao tiếp đãi khách quý như một món ăn truyền thống và bộc lộ tình cảm chân thành của đồng bào đối với khách. Đi du lịch Sapa chớ quên nếm thử món ăn độc đáo này để cảm nhận được tình cảm của đồng bào nơi đây dành cho bạn và sự độc đáo trong từng thớ thịt lợn muối.
Thịt lợn Sapa quả thật rất ngon và khác biệt, đi tour du lich sapa bạn hãy mua thịt lợn muối về làm quà cho người thân nhé, chắc chắn người thân của bạn sẽ rất ưng ý đó. Chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

Hội hoa chuối của người Xa Phó

Hội hoa chuối là một lễ hội đặc sắc của người Xa Phó ở Sapa, lễ hội là nơi tụ họp vui chơi, cầu chúc, múa hát, thể hiện tinh thần đoàn kết, nhớ ơn tổ tiên, cùng phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, lao động của người dân tộc Xa Phó (Văn Bàn).Chúng ta cùng tìm hiểu về lễ hội đặc sắc này nhé.

Trước khi tổ chức hội hoa chuối, các gia đình tham dự mang lễ vật đến góp cHội hoa chuối của người Xa Phó, Lào Cai được tổ chức vào ngày 9.9 hằng năm để cầu mùa màng tốt tươi, gia súc, gia cầm phát triển, nhà nhà ấm no, hạnh phúc. Tham khảo thêm tour sapa 3 ngày 2 đêm để khám phá thêm nhiều nét đẹp trong nền văn hóa của các dân tộc Sapa

Trong ngày hội, độc đáo nhất là các điệu múa truyền thống, các động tác múa diễn tả khung cảnh tăng gia sản xuất và đời sống sinh hoạt hằng ngày được bà con mang đến lễ hội với mong muốn có được một cuộc sống an vui.

Lễ hội hoa chuối.
>>>Xem thêm: Độc đáo chợ Cán Cấu ở Lào Cai

Trong buổi lễ, người ta dựng một cây chuối rừng phải có cả hoa và quả tại trung tâm nơi làm lễ, sau đó cắm các loài hoa vào thân cây chuối. Mọi người đi vòng quanh cây chuối để múa cầu mùa, dâng cúng cơm mới và các món đặc sản của núi rừng quê hương. Điệu múa còn được diễn tả các động tác như: gặt lúa, săn bắn, bắt cá…

Hội hoa chuối là nơi tụ họp vui chơi, cầu chúc, múa hát, thể hiện tinh thần đoàn kết, nhớ ơn tổ tiên, cùng phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, lao động của người dân tộc Xa Phó (Văn Bàn).

Trước khi tổ chức hội hoa chuối, các gia đình tham dự mang lễ vật đến góp cho gia đình chủ hội gồm: Gạo, gà, rượu, 3 con chim nướng, mắm cá ủ chua, muối ớt… Khi các món ăn đã chế biến xong, chủ nhà bày tất cả lên một chiếc mâm đan bằng mây và đem đặt thành từng dãy theo thứ tự trên khu đất đầu làng nơi tổ chức hội.


Trước khi chủ hội hành lễ, các gia đình thắp hương tại mâm lễ của mình và khấn chứng kiến tấm lòng của gia chủ với thần linh và những người đã khuất”. Khi hương tàn, chủ hội vái lạy rồi xin phép hóa vàng và ra hiệu cho các gia đình hạ lễ. Các món ăn được chia làm 2 mâm, mâm dành riêng cho đàn ông, những người họ hàng, khách mời là đàn ông và một mâm phụ nữ. Tham khảo thêm du lich sapa 2 ngay 3 dem để khám phá thêm nhiều nét đẹp trong nền văn hóa của các dân tộc Sapa

Khi đã ăn uống no say, chủ hội và một số nam thanh niên thực hiện nghi lễ trồng cây chuối trong khu vực hành lễ, xung quanh cây chuối cắm các loại hoa rừng, có cả hoa chuối đỏ biểu thị cho sự may mắn. Khi đã chuẩn bị xong, từng đôi thanh niên nam, nữ thực hiện các nghi lễ múa cầu mùa, diễn tả động tác cày, bừa, cấy, hái, gặt lúa, săn bắn… dâng cúng cơm mới và các đặc sản: Cá suối sấy khô, thịt chuột sấy khô, thịt chim rừng, khoai sọ...

Trong ngày hội hoa chuối, các gia đình Xa Phó kiêng không cho ai mang bất cứ thứ gì ra khỏi nhà. Những gia đình ở làng khác chưa tổ chức hội hoa chuối không được mời đến dự.Sapa còn nhiều lễ hội đặc sắc khác, nếu có cơ hội bạn hãy đến Sapa để khám phá nét đẹp trong nền văn hóa của tỉnh miền núi phía Bắc này nhé.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Kinh nghiệm leo Fansipan


Fansipan là ngọn núi cao nhất Việt Nam nằm ở Sapa, đây là địa điểm leo núi thú vị cho những ai thích chinh phục độ cao. Chinh phục đỉnh Fansipan nói riêng hay leo núi nói chung đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thế nên bạn cần phải trang bị cho mình những kiến thức hay những kinh nghiệm nhỏ cho chuyến leo núi của bạn.

Chinh phục đỉnh Fansipan là một trong những điều thú vị nhất đối với dân yêu thích du lịch Sapa. Tuy nhiên, không đơn giản là một chuyến đi chơi, bạn sẽ cần chuẩn bị rất nhiều thứ nếu không muốn chuyến đi của mình gặp phải những trục trặc không đáng có. Lấy xuất phát điểm từ Hà Nội, bạn sẽ phải chuẩn bị cho mình những thứ sau đây:

>>>Xem thêm: Khám phá tu viện cổ kì bí ở Sapa
1. Giầy tốt nhất là giầy bộ đội ko nên đi giầy thể thao hay giầy da; tất chống vắt (Mua ở đường Lê Duẩn).
2. Găng tay bảo hộ có gai cao su. Găng tay vải mua ở những cửa hàng bảo hộ lao động phố Yết Kiêu mang càng nhiều càng tốt vì chúng hỏng liên tục, mà nếu ko có rễ cây và những thứ bạn phải bám vào sẽ khiến bạn bị thương. Nên có đệm khớp cổ tay và mắt cá chân mua ở phố Trịnh Hoài Đức.
3. Đèn pin, dép lê là những vật dụng ko hề lặt vặt.
4. Áo mưa nên chọn loại bộ quần áo, còn ba lô cóbọc riêng, loại áo mưa liền rất vướng và cơ thể dễ bị ướt. Trong trường hợp gặp mưa (Thường xuyên trên đỉnh fansi), nếu chọn đúng sẽ tiết kiệm rất nhiều sức lực.
5. Ba lô dùng loại chia nhiều ngăn, trong ngăn to phân loại đồ vào các túi lylon để bạn có thể nhớ khi cần không phải lục cả ba lô lên.
6. Quần áo gọn nhẹ, đơn giản. Quần áo nên dùng loại quần hộp nhiều ngăn, túi để đặt đồ lặt vặt như khăn giấy, đồ trang điểm (he he...) kem chống nắng, máy ảnh... Riêng đồ điện tử ít dùng (chỉ dùng khi về chỗ nghỉ hoặc khi lên đỉnh gọi điện) thì để trong túi lylon phòng nước chảy vào.
7. Tất lylon chống nước.Tất dài (4-5cái), nên giữ một đôi tất sạch để giữ ấm chân khi ngủ.
8. Giấy vệ sinh, khăn ướt dùng nhiều (vì phần lớn chuyến đi 4 ngày 3 đêm là trong rừng, vệ sinh cá nhân tại chỗ, ít người đủ can đảm tắm suối vì nước lạnh và sợ ko an toàn).
9. Mũ tai bèo, mũ bộ đội trùm tai (Chống côn trùng trên cây & rắn trên cây)
10. Tấm trải chống thấm nước.
11. Thuốc kháng sinh, thuốc đau bụng, cảm cúm, dầu gió, dầu xoa bóp, C sủi, bông băng, urgo, deep heat, thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi.
Tham khảo thêm tour sapa 3 ngay 2 dem để khám phá nhiều điểm đu lịch ở Sapa

Vật dụng khác:
- Giấy vệ sinh cho cả đoàn, xà phòng, dầu gội đầu, dao ríp, bật lửa, áo mưa, túi nilon, máy ảnh, pin, sạc pin, dép lê nhẹ ( buổi tối, hoặc khi giầy ướt), kem đánh răng, bàn chải, khăn mặt , đèn pin, dầu cao, dầu gió, thuốc kháng sinh, thuôc cảm, đau bụng, sát trùng, băng urgo, salon gel chống mỏi cơ.

Không nên:
- Mang balô quá to, quá nặng so với người.
- Không nên ăn bánh kẹo vì sẽ rất khát nước.
- Không nên ăn kẹo cao su vì gây mệt (chỉ dùng để ăn vệ sinh sinh răng miệng vào buổi sáng thay đánh răng).
- Mang quá nhiều quần áo và đồ ăn.
Hi vọng với những kinh nghiệm trên bạn sẽ có một chuyến leo núi thuận lợi, an toàn. Chúc bạn thành công.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Khám phá tu viện cổ kỳ bí trên đỉnh Sa Pa

Tu viện cổ ở bản Tả Phìn Sapa là một di tích có từ lâu đời đang được bảo tồn và gìn giữ. Với sự cổ kính và ẩn chứa nhiều điều kì bí tu viện thu hút sự tò mò của nhiều du khách du lịch Sapa.

Đã từng là nơi truyền giáo và cứu rỗi sám hối của 12 nữ tu khổ hạnh, Tu viện Tả Phìn hoang phế ngày nay mang trong mình vẻ đẹp kỳ bí, huyền hoặc lạ thường.

Cách thị trấn Sa Pa khoảng 12 km về phía Đông, trên đường đến bản du lịch Tả Phìn, trị trấn Sa Pa, Lào Cai, bạn không nên bỏ qua cơ hội đến thăm di tích Tu viện Tả Phìn. Hơn nửa thế kỷ qua, nơi đây bị bỏ hoang nhưng lại cuốn hút rất đông du khách tour Sapa 2 ngày 1 đêm dừng chân khám phá và chiêm ngưỡng vẻ đẹp mang đậm nét kiến trúc thời thuộc Pháp đằng sau những lớp bụi thời gian phong kín.

Đây từng là nơi tu hành của 12 nữ tu theo dòng tu khổ hạnh của Hội thánh Kito bị trục xuất ra khỏi Nhật Bản, lưu lạc đến xứ đạo Lào Cai. Tại đây, 12 nữ tu đã có những đóng góp tích cực trong việc nghiên cứu và phổ biến kỹ thuật canh tác các giống cây lương thực ôn đới, phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng ở Sa Pa như lúa kiều mạch đen, đại mạch, các loại rau, khoai lang và các loại hoa quả tươi như nho, táo, đào…


>>>Xem thêm: Thưởng thức đặc sản heo nướng bản mè ở Sapa

Được khởi công xây dựng ngày 8/10/1942, nhưng mấy năm sau đó, một phần trong thiết kế còn lại của Tu viện vẫn chưa được xây xong. Năm 1945, do tình hình an ninh bất ổn, đoàn nữ tu rời về Hà Nội, Tu viện còn dang dở bị bỏ hoang thành phế tích cho đến ngày nay.

Ở nơi núi cao, sương mù bao phủ quanh năm, hình ảnh của tòa Tu viện cổ đổ nát ẩn hiện trong màn sương phủ trắng của Sa Pa, với cây cối rậm rạp khiến người ta dễ dàng liên tưởng đến những câu chuyện cổ tích xa xưa.

Công trình được xây dựng bằng đá ong nên những bức tường, trụ, cột còn được đến ngày nay vẫn giữ được sự kiên cố và chắc chắn. Những gì còn xót lại của Tu viện đặt ra câu hỏi, không biết do chiến tranh hay sự phá hoại có chủ đích của con người mà công trình được đầu tư xây dựng khá công phu này bị sụp đổ và trở nên hoang tàn như vậy.



Cổng tu viện được xây bằng đá bề thế với lối cổng vòm mang đậm phong cách kiến trúc Pháp, mang vẻ đẹp cổ điển.
Cấu trúc của Tu viện gồm một nhà ngang hướng mặt về phía tây, 5 gian và một cầu thang, gồm 3 tầng, trong đó có một tầng hầm dưới lòng đất. Nhà ngang này chính là chỗ ở, sinh hoạt của các nữ tu. Ngoài ra, bên phải của toà nhà còn có một nhà dọc nối liền với nhà ngang, đây có thể là nơi cất giữ lương thực thực phẩm, đồ đạc, và là khu bếp của tu viện. Toàn bộ toà nhà hiện nay không còn phần mái, chỉ sót lại những bức tường phủ rêu cổ kính. Phía trước toà nhà là một hành lang khá rộng, dài, nhưng cũng không còn nguyên vẹn.



Rêu phủ kín tường nhuốm màu thời gian.

Mặc dù bị hoang phế từ lâu, những đường nét cổ kính và không gian trầm mặc của bối cảnh lại là điểm thu hút đông đảo du khách dừng chân tham quan, chụp ảnh.
Thông tin thêm:

Từ trung tâm thị trấn Sa Pa, du khách có thể thuê xe máy với giá 100.000 đồng/ ngày để tự mình khám phá khu du lịch Tu viện Tả Phìn và một số vùng lân cận hoặc thuê tài xế xe ôm kiêm hướng dẫn viên tại địa phương, giá dịch vụ khoảng 150.000 đồng/ ngày. Nếu đi theo đoàn, du khách du lịch Sapa 3 ngày 2 đêm có thể thuê xe ôtô với giá khoảng 300.000 đồng/ lượt.

Điểm tham quan gần: Bản Tả Phìn cách Tu viện khoảng 5 km nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm. Du khách đến đây có thể mua những sản phẩm đậm bản sắc dân tộc như khăn, móc chìa khóa, túi, ví, áo choàng thổ cẩm với giá từ 10.000 - 200.000 đồng. Nếu muốn qua đêm, du khách có thể lưu trú tại nhà sàn của người Dao đỏ, trải nghiệm dịch vụ tắm lá.
Còn nhiều điểu thú vị bên trong tu viện, bạn hãy đến đây tham quan và khám phá nhé. Chúc bạn một chuyến du lịch vui vẻ.
Nguồn: Tổng hợp

Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

Độc đáo chợ Cán Cấu ở Lào Cai

Sapa có nhiều chợ phiên nổi tiếng thu hút khách thập phương tới tham gia. Chợ ở Sapa mang những nét đẹp riêng mà không nơi nào có được. Chợ Cán Cấu được nhiều người biết đến bởi nét đẹp dân giã và những tập tục của người dân đan xen trong đó,
Vị trí: Chợ phiên Cán Cấu thuộc địa phận xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai; cách Tp. Lào Cai gần 100km về phía đông bắc, cách thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai gần 30km về phía bắc. 
Đặc điểm: Đến đây, du khách vừa có dịp được biết về phiên chợ vùng cao nhiều màu sắc vừa có dịp tìm hiểu thêm về các sinh hoạt đời thường của người dân vùng cao...
  
Từ Tp. Lào Cai, xuôi theo quốc lộ 4D, du khách sẽ đến xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Tiếp tục xuôi theo tỉnh lộ 153, qua thị trấn Bắc Hà, du khách sẽ đến với chợ phiên Cán Cấu.
 
Nhìn từ xa, khung cảnh chợ phiên Cán Cấu thật đẹp và sinh động. Chợ họp ngay ven đường 153 - con đường đất đỏ duy nhất nối thị trấn Bắc Hà với thị trấn biên ải Si Ma Cai; xung quanh chợ là những thửa ruộng bậc thang tầng tầng lớp lớp nối tiếp nhau bám vào sườn núi; phía xa xa, núi rừng tây bắc hùng vĩ, trùng trùng, điệp điệp ngút tầm mắt...

Chợ phiên Cán Cấu là chợ của người Mông Hoa và người Giáy nhưng lại thực hiện theo lối buôn bán của người Dao. Chợ họp vào ngày thứ bảy hàng tuần và các ngày lễ, tết trong năm. 

Khi vào phiên chợ, từ tờ mờ sáng, từng dòng người Mông Hoa, Giáy từ các bản làng, lũ lượt kéo về chợ: người đi bộ, người đi ngựa mang theo các sản phẩm dệt may, nông sản và gia súc... 

Chợ được chia thành những khu riêng dành cho đủ mọi mặt hàng. Những mặt hàng như: các loại rau quả, dược thảo, gia vị, đồ dùng trong gia đình và các sản phẩm thổ cẩm đủ màu sắc thể hiện tài năng khéo léo của phụ nữ Mông Hoa, tập trung thành một khu và được bày lên những tấm nilon dải trên mặt đất. Tuy nhiên, nổi bật nhất có lẽ lại là khu vực bán gia súc, gia cầm; vì người Mông Hoa, người Giáy rất thích gia súc và muốn chọn được giống gia súc tốt phục vụ nông nghiệp. Không khí trong khu vực này thật náo nhiệt, người mua, kẻ bán, đứng, ngồi rải rác và cùng thỏa thuận mua bán với nhau.
 
 Bên cạnh đó, khu vực dành cho các món ăn truyền thống của người dân tộc cũng khá sôi động. Hòa trong làn khói nghi ngút bốc lên từ những căn lều tranh lụp xụp, là vô số các âm thanh khác nhau: tiếng nói chuyện ầm ì, tiếng bát đũa va vào nhau tanh tách và trong không khí náo nhiệt đó, du khách sẽ phải dừng chân, ngồi xuống và cùng người dân tộc thưởng thức các món ẩm thực của họ. Trong tất cả các món ở đây, món thắng cố có lẽ được người dân tộc yêu thích nhất. Đây là món pha trộn tất cả các loại nội tạng của một số con vật như: lợn, bò, trâu...

Đến chợ phiên Cán Cấu, du khách không những có dịp biết về một phiên chợ vùng cao nhiều màu sắc mà còn có cơ hội hiểu thêm về các sinh hoạt đời thường của người dân vùng cao. Ngoài ra, du khách còn vừa được thưởng thức một số món ăn dân tộc vừa được nhâm nhi ly rượu táo mèo - đặc sản của người vùng cao nơi đây.
Hãy đến Sapa tham gia chợ phiên Cán Cấu để được khám phá và hòa mình vào phiên chợ tấp nập của người dân nơi đây nhé. 
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

Thưởng thức đặc sản heo nướng bản mè ở Sapa


Sapa nổi tiếng với nhiều đặc sản ngon và lạ hấp dẫn nhiều du khách tới đây thưởng thức. Đặc sản heo nướng bản mè được nhiều người biết đến bởi hương vị tuyệt vời của nó.

Heo bản vốn được nuôi tự nhiên. Chúng vào rừng tìm rau củ ăn. Hiếm hoi lắm chủ nhà mới nấu cám, cơm cặn cho ăn. Heo vận động thường xuyên, di chuyển theo địa hình đồi núi nên thịt săn chắc, lớn chậm. Heo bản nặng lắm cũng tầm 20 kg, thường thì chừng 10-12 kg là đem đi thịt phục vụ tiệc tùng. Phần dư thì gác bếp hoặc ướp muối và lá rừng rồi bỏ vào khạp ăn dần dần. Có khách, chủ nhà mới làm món heo nướng mè, vừa thay đổi khẩu vị cho cả nhà vừa phục vụ du khách.

Chọn thịt để nướng tùy theo sở thích, nếu thực khách thích béo thì chọn sườn non hoặc ba rọi, nếu ăn không béo thì chọn sườn cốc lết hoặc thịt thăn, nếu thích “nửa nạc nửa mỡ” thì nạc dăm là số một. Các bạn có thể tham khảo tour du lịch Sapa Lào Cai để thưởng thức những đặc sản nơi này. Đến du lịch Sapa được thưởng thức món thịt heo bản nướng mè Sapa quả là tuyệt vời, món này bạn ăn một lần nhớ mãi không quên, cái vị ngọt thịt, thơm và béo ngậy của thịt heo quả là khó quên.
Đặc sản heo nướng bản mè
>>>>Xem thêm: Lên Sapa thưởng thức đặc sản thắng cố

Thịt rửa sạch, để ráo, cắt miếng mỏng, bản lớn rồi đập cho miếng thịt mềm trước khi ướp. Người ta làm hỗn hợp xốt ướp với các gia vị tỏi, hành, sả băm nhuyễn, bột nêm, bột ngọt, nước mắm, nước đường đặc, đặc biệt phải có dầu mè và mè trắng. Nêm nếm vừa ăn.

Ướp thịt đến khi ngấm gia vị rồi đem nướng. Nướng trên bếp than là ngon nhất. Nướng xong, thịt được cắt thành từng miếng nhỏ, vừa miệng ăn. Thịt lẫn một chút mỡ ăn beo béo chứ không quá béo như thịt heo công nghiệp. Vị ngọt đậm đà của thịt vẫn còn nguyên hòa quyện vào mùi mè vừa vàng tới, thơm lừng. Món này ăn với xôi nếp nương thì ăn quên cả no.

Không chỉ đẹp bởi cảnh sắc thiên nhiên, thành phố mờ sương này còn thực sự hấp dẫn du khách bởi những đặc sản từ…cá. Thoạt nghe chắc hẳn sẽ có nhiều người không tin bởi lẽ Sapa là một huyện miền núi, địa hình toàn núi cao thì làm gì có cá…

Du khách đến Sapa không thể không thưởng thức món cá suối Sapa – một đặc sản khó quên ở nơi đây. Các bạn có thể tham gia tour du lịch Sapa  để thưởng thức và cảm nhận nét đẹp thiên nhiên và con người nơi đây, đặc biệt là những món ngon của Sapa.

Không chỉ đẹp bởi cảnh sắc thiên nhiên, thành phố mờ sương này còn thực sự hấp dẫn du khách bởi những đặc sản từ…cá. Thoạt nghe chắc hẳn sẽ có nhiều người không tin bởi lẽ Sapa là một huyện miền núi, địa hình toàn núi cao thì làm gì có cá. Thế nhưng, điều thú vị của món cá của Sapa là những loài cá sống ở những khe suối. Cá suối có nhiều loại: Cá trắng thân dẹt như cá mương, cá hoa, cá bống, lại có loài cá có màu đen lẫn với màu rêu đá. Cá suối Sapa thường không lớn, chỉ bằng ngón tay, to lắm cũng chỉ như cán dao. Điều đặc biệt là cá suối không hề có vị tanh. Cá bắt được, nhóm lửa nướng sơ ngay bên bờ suối để có thể để dành ăn lâu dài hoặc đem lên bán cho các nhà hàng trên thị trấn. Cá suối rán lên, đầu, đuôi và vây ròn tan trong miệng, trong khi mình cá tròn lẳn lại vẫn giữ được thớ dai dai của loài cá miền sơn cước.
Nếu có dịp đi tour du lịch Sapa 3 ngày 4 đêm bạn hãy thử thưởng thức món heo nướng bản mè tuyệt ngon này nhé. Chúc bạn có một kì nghỉ vui vẻ.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

Lên Sapa thưởng thức đặc sản thắng cố


Thắng cố là đặc sản chỉ có ở Sapa với nguyên liệu và cách làm độc đáo tạo nên hương vị đặc biệt mà nếu thưởng thức một lần bạn sẽ không thể nào quên. Thắng cố là món ăn truyền thông của người H'mông được nấu từ thịt ngựa, đây là món ăn được nhiều người biết đến.




Thắng Cố – Món ăn truyền thống của người H’Mong

Nguyên liệu chính: da, lòng, ngô, gạo (hoặc khoai, sắn), mắm, muối, mì chính và một số gia vị khác.

Cách nấu:

- Các con vật dùng để nấu Thắng Cố sau khi thui sẽ được lột da, xẻ lấy thit, và nội tang. Sau đó đem rửa sạch, ướp với gia vị. Món Thắng Cố truyền thống phải có đủ 12 thứ: hoa hồi, quế, thảo quả, gừng, sả và một số gia vị bí truyền khác.

- Cho thịt và nội tạng đã làm sạch vào chảo để xào (chú ý phải dùng chảo cũ không được dùng chảo mới).

- Khi miếng thịt đã se se cạnh thì thêm nước vào và ninh sôi khoảng vài tiếng đồng hồ trên bếp than cho đến khi nước mắt đầu sánh lại, hơi sền sệt, có mùi vị đặc trừng bốc lên là được. Để nồi nước dùng ngon ngọt thì phải rất cẩn thận, múc hết bọt ra.

- Cuối cùng cho thêm các loại rau tùy sở thích của mỗi người.

Thắng Cố thường được nấu trong chảo lớn đủ dùng cho vài chục người. Món ăn này nên ăn nóng và không cần kèm theo bất cứ thứ gì.

Vào những ngày đông rét buốt này, ngồi ăn một tô Thắng Cố và cùng bạn bè, gia đình trò chuyện thì còn gì thú vị hơn.Đây cũng là một nét văn hoá rất điển hình trong phong cách sống của người Mông.
Ai lên Sapa mà không thưởng thức món thắng cố thì quả là điều đáng tiếc. Thắng cố bán ở hàng quán hiện nay thường bị pha tạp cả thịt lợn, thịt trâu, bò... nên bạn hãy tìm đến mua ở những bảnh làng người H'mông để mua được thắng cố chất lượng nhé.
Chúc bạn có một chuyến du lịch thú vị.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

Những phong tục đón tết độc đáo của người Dao Đỏ


Những dân tộc ít người thường có những phong tục khác lạ và độc đáo mà ta ít biết đến. Du lịch Sapa vào dịp tết bạn có cơ hội khám phsa những tục lệ đón tết của người Dao Đỏ.
Người Dao Đỏ đón xuân theo tập tục truyền thống tổ tiên từ nhiều đời nay. Bắt đầu từ ngày 28 Tết, khắp làng trên, xóm dưới, đồng bào dân tộc đã bắt tay vào mổ lợn béo, gà trống thiến, làm bánh nếp… Đây chính là thời điểm các thành viên trong dòng họ tụ tập quây quần tại nhà trưởng họ, cùng nhau nâng chén rượu mừng xuân, cầu chúc cho nhau ngày càng làm ăn phát đạt, cháu con khoẻ mạnh… và bàn việc tổ chức nghi lễ Tết nhảy.
Người Dao Đỏ chuẩn bị đón Tết khá công phu. Trước hết nam thanh niên ôn luyện các điệu múa cổ truyền, các thiếu nữ lo nhuộm chàm, thêu áo mới cho chồng con đi chơi Tết. Tết nhảy sẽ diễn ra ở nhà ông trưởng họ, nên các thành viên trong họ đều tấp nập giúp trưởng họ chuẩn bị Tết.
Ban đầu, một tốp nam thanh niên "sài cỏ" theo sự hướng dẫn của thầy cả "chái peng pi" tổ chức 14 điệu nhảy dẫn đường, bắc cầu đưa đón tổ tiên, thần linh về "ăn" Tết. Để chào bố mẹ, tổ tiên đã khuất, điệu nhảy chỉ được thực hiện bằng một chân, đầu cúi, ngón tay trỏ giơ cao; Để mời tiên nương, tiểu nữ giáng trần, điệu nhảy được diễn tả bằng múa cò "pẹ họ", mô phỏng cảnh chim cò sải cánh bay xa, rồi dáo dác tìm chỗ đậu lại; Điệu nhảy mời thần linh "ăn" Tết được diễn tả bằng nhịp bước khoan thai và uy lực của loài hổ... Các điệu múa mang tính hình tượng cao và độc đáo. Không biết có từ bao giờ, nhưng đêm của những vũ điệu vẫn được người Dao Đỏ lưu giữ cho tới ngày nay, và coi như một sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong những ngày đất trời vào xuân.





Tốp nam thanh niên Dao Đỏ nhảy theo sự hướng dẫn của thầy cả. Ảnh Internet
Kết thúc các điệu nhảy mở đường, đón chào tổ tiên, thần linh, cả dòng họ tiến hành điệu nhảy rước tượng tổ tiên. Tượng tổ tiên làm bằng gỗ tốt, là tác phẩm điêu khắc độc đáo của người Dao đỏ. Tượng được chạm khắc đẹp với nét hoa văn trang phục thời cổ xưa, dài khoảng 25 cm, đường kính thân 5 cm, bàn tay phải của tượng có cầm thẻ bài ghi rõ tên ông tổ.

Ngày thường trong cả năm, tượng được bọc kín bằng vải trắng. Đến ngày Tết, con cháu rước tượng xuống làm lễ tắm gội, thay khăn choàng mới. Nước tắm cho tượng cũng làm từ lá thơm qua một quy trình chưng cất nghiêm ngặt.
Sau lễ tắm gội cho tượng tổ tiên, con cháu tổ chức các điệu nhảy dâng gà, xôi và lễ vật. Thầy cả và 3 thanh niên tay cầm con gà trống sống, nhảy theo điệu dâng gà, có động tác rước gà lên đầu, có động tác vác gà qua hai vai, rồi vừa nhảy múa vừa vặt đầu gà làm thịt... Kết thúc là điệu nhảy múa cờ.
Trong Tết nhảy, người Dao đỏ còn hát các điệu hát nói về công lao của đấng tổ tiên, sự tích dòng họ, các sinh hoạt cấy trồng, dệt vải, săn bắn... Mục đích chính của nghi lễ này là để cầu cúng tổ tiên, cầu khấn tổ tiên phù hộ sang năm mới mọi người trong gia tộc, dòng họ được mạnh khoẻ, mưa thuận gió hoà cho mùa màng bội thum, gia súc, gia cầm phát triển không bị dịch bệnh...





Trai – gái Dao Đỏ hát giao duyên trong ngày Tết.
Trong Lễ hội còn có hội hát giao duyên của trai gái trong bản và các trò chơi mang đậm nét văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số như: ném còn, bịt mắt bắt dê, đẩy gậy, leo cột mỡ, đi cầu tre… thu hút rất nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham gia và khám phá.
Những phong tục thể hiện nét đẹp văn hóa của người Dao Đỏ, bên trong đó ẩn chứa nhiều ý nghĩa tốt đẹp mà ta chưa biết. Hãy đến Sapa và khám phá nhé.
Nguồn: Sưu tầm


Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

Tìm hiểu phong tục tang ma của người Mông ở Sapa


Các dân tộc ở Sapa còn lưu giữ những phong tục truyền thống đậm đà bản sắc, các phong tục này được truyền từ đời này sang đời khác. Phong tục tang ma của người Mông ở Sapa cũng vậy, phong tục này có nhiều nét khác lạ và độc đáo thể hiện truyền thống tốt đẹp nơi đây.




Khi con người từ bỏ cõi trần gian để về với tổ tiên, người Mông gọi là "tùa" hay "ninh tùa" (người chết) là thuận theo quy luật của tự nhiên. Dựa trên đối tượng và nguyên nhân của người chết mà người Mông có những nghi lễ tổ chức tang ma khác nhau. Đối với những đứa trẻ chết dưới ba tháng tuổi thì gia đình không tổ chức lễ tang và khi đưa đi chôn cũng phải đưa qua vách nhà, không được đưa qua cửa nhà. Bố mẹ có thương con đến mấy cũng không được khóc sợ ma nhà, ma cửa biết sẽ quở trách gia đình. Còn những trường hợp chết ngoài nhà như: do tai nạn, tự tử, ngã sông, ngã suối… thì người Mông kiêng không bao giờ mang vào trong nhà tổ chức lễ tang. Gia đình sẽ dựng một chiếc lán ở ngoài bãi làm địa điểm tổ chức lễ tang, vì người Mông quan niệm rằng, những người chết ngoài nhà, phần lớn là do các loại ma ác làm hại, nên khi mang vào nhà sợ con ma này lại theo vào nhà để làm hại những người khác trong gia đình. Những người chết trẻ, chết ngoài nhà, chết do tai nạn đều được coi là những cái chết không bình thường, bởi vậy mà lễ tang cũng được tổ chức gọn nhẹ hơn các lễ tang của người chết già.

Theo phong tục truyền thống, lễ tang của người Mông bao gồm rất nhiều nghi lễ khác nhau. Khi gia đình có người thân qua đời, việc đầu tiên là con cháu sẽ mang súng kíp ra ngoài nhà bắn ba phát để báo hiệu với bà con trong bản biết là gia đình có người qua đời. Con cháu, bà con thôn, bản nghe thấy tiếng súng ở khu vực nào sẽ đổ về gia đình đó để chia buồn, đồng thời xem có việc gì cùng giúp đỡ. Người chết được con cháu lau mặt, mũi, chân tay, thay quần áo mới cho sạch sẽ trước khi về với tổ tiên. Theo tập tục của người Mông, khi rửa mặt xong, nước rửa mặt cho người chết được đem đổ vào gầm giường nằm của người chết, còn mảnh vải rửa mặt được đem phơi khô để đốt. Sau khi tắm rửa cho người chết xong, họ dùng một chiếc ván gỗ đem thi thể người chết đặt giữa nhà rồi người con trai trưởng nhanh chóng đi mời Dở mủ (thầy cúng chỉ đường) về làm lễ "khai kế" đưa đường chỉ lối cho linh hồn người chết về với tổ tiên. Đây là nghi lễ không thể thiếu được trong bất cứ đám tang nào của người Mông. Gia đình sẽ chuẩn bị một cây nỏ "nỉnh", một con dao và một con gà để làm lễ với ý nghĩa con dao là dụng cụ phát đường, cây nỏ là vũ khí để bảo người chết trên đường đi, con gà là người chỉ đường. Thầy Dờ mủ làm lễ xong, tiếng trống, tiếng khèn lại tiếp tục thổi các bài khèn "khai kế" (chỉ đường) để chỉ đường đưa người chết về với tổ tiên.

Trước đây, người Mông thường đưa thi thể người chết lên treo ở gian giữa nhà, hay còn được gọi là đưa lên ngựa "nỉnh đăng" để thồ linh hồn người chết về với tổ tiên. Ngày nay, phần lớn các dòng họ đã đưa thi thể người chết vào áo quan. Sau khi làm lễ nhập quan, họ hàng anh em, con cháu đến làm lễ phúng viếng. Theo lý của người Mông, khi bố mẹ qua đời, mỗi người con trai, con gái đều phải cho bố mẹ một bộ quần áo mới, một con lợn làm của cải mang về dưới âm để làm ăn. Người con trai cả bao giờ cũng là người giao lợn cho bố mẹ đầu tiên, tiếp đó là đến các con thứ trong gia đình, rồi sau đó đến lễ phúng viếng lần lượt của những người thân thiết trong gia đình và bà con trong bản. Trong lễ tang của người Mông, ông cậu và ông anh rể là hai người quan trọng nhất, bởi vậy mà trước khi về chịu tang, ông cậu và anh rể bao giờ cũng phải thuê một người làm chủ hát "chí sùng sình" để thay mặt gia đình bên ngoại cùng gia đình tổ chức lễ tang cho người chết theo đúng truyền thống. Ngoài ra, phái đoàn nhà cậu còn mang theo một con lợn, một thồ thóc, 10 lít rượu, 3 quả trứng luộc, một cây tiền để làm lễ phúng viếng cho người chết mang đi. Còn bà con làng xóm mỗi người đều mang sang một thồ thóc, một chai rượu, một bó hương để làm lễ phúng viếng cho người chết. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình mà họ tổ chức lễ tang cho người chết to hay nhỏ.
Người dân tộc ở Sapa còn rất nhiều những phong tục độc đáo khác, càng khám phá bạn sẽ càng thấy thú vị đó. Hãy đến Sapa để được trải nghiệm nhé.
Nguồn: Tổng hợp





























Những lễ tang làm to có mổ trâu thường kéo dài từ 3 - 4 ngày với rất nhiều nghi lễ khác nhau như: lễ "treo sáng đù" (giao lễ vật), "Nùng chàn gì" (lễ hỏi đáp), "Tiu rìa kềnh", "Gẩu trùng"… mọi người thổi khèn, đánh trống hát thâu đêm để tiễn biệt người chết. Đến khi trời gần sáng, con cháu làm lễ đưa người chết ra khỏi nhà và khiêng ra ngoài bãi làm lễ mổ trâu. Trước khi mang thi thể người chết ra khỏi nhà, gia đình phải nhờ một người thầy cúng làm lễ đuổi ma ngựa ra khỏi nhà, với ý nghĩa người chết rồi phải đuổi hồn ra khỏi nhà để sau này con cháu yên ổn làm ăn. Ngoài thầy cúng, gia đình còn phải nhờ hai người thanh niên cầm cành đào, cành mận đập xung quanh nhà với ý nghĩa đuổi ma ra khỏi nhà. Thi thể người chết được khiêng ra ngoài bãi mổ trâu, người con trai cả bao giờ cũng là người dắt trâu ra giao cho người chết. Trước khi làm lễ, ông chủ ma làm lễ điểm, sau đó ông chủ ma, lấy một sợi dây lanh buộc vào dây thừng trâu rồi làm lễ giao trâu cho người chết mang đi. Người cậu hoặc người anh rể sẽ thay mặt cho bên ngoại là người giết trâu với ý nghĩa người cậu là người đại diện cho bên ngoại nhận lễ vật thay cho người chết. Trâu giết xong được mọi người mang đi mổ, rồi chế biến thành đồ lễ chín để thầy cúng làm lễ cúng chín cho người chết và đem chế biến làm các món ăn trong lễ tang, phần còn lại họ chia thành các miếng nhỏ đem chia cho những gia đình có lễ vật đến phúng viếng để cảm ơn. Sau bữa cơm trưa, đến khoảng hai ba giờ, con cháu khiêng người chết đi an táng, sau đó mọi người quay về nhà. Trong ba ngày đầu vào buổi sáng sớm và lúc chiều tối, ông chủ ma phải mang cơm, lửa giao cho người chết ăn với ý nghĩa người mới chết tựa như đứa trẻ chưa biết làm ăn, nên những ngày đầu con cháu phải mang cơm giao cho người chết. Chôn được ba ngày, con cháu tập trung mang cuốc, mang xẻng đi sửa sang và rào mộ cho người chết được mồ yên mả đẹp. Người chết được 12 ngày, con cháu ra mộ đón linh hồn người chết về thăm lại nhà. Sau một hai năm, con cháu lại tổ chức lễ cúng "ùa plì" để hồn người chết ra đi được thanh thản, sau một vài năm, gia đình tiếp tục tổ chức lễ cúng "nhù đăng" (lễ mổ trâu) là lễ cúng cuối cùng trong lễ tang của người Mông. Sau lễ cúng "nhù đăng", con cháu không tổ chức bất cứ lễ cúng nào khác. Chỉ đến các ngày lễ tết, con cháu tổ chức lễ cúng thì họ mới gọi linh hồn người chết về thăm lại nhà.

Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Đặc sản Nấm hương Sapa


Sapa nổi tiếng là thiên đường du lịch và ẩm thực đối với du khách. Ở đây có rất nhiều món ăn độc đáo và hấp dẫn khiến bạn đã ăn thì muốn ăn thêm lần nữa. Nấm hương Sapa cũng vậy, đây là món ăn bổ dưỡng và thơm ngon nổi tiếng ở Sapa. Nấm hương Sapa về hình thức cũng giống như các loại nấm hương khác nhưng ăn sựt sựt đã miệng, mùi thơm tự nhiên thích hợp cho các món xào hoặc lẩu vẫn có mùi thơm của nấm mà không át đi các vị thơm của các thực phẩm đi kèm

nấm hương sapa

Một đặc sản tự nhiên của núi rừng Sapa là nấm hương. Nấm hương khô được bày bán quanh năm tại chợ Sapa, khi ăn cho nấm vào nước ngâm sẽ nở ra, còn nguyên vẹn mùi thơm ban đầu. Tại Sapa bạn có thể thưởng thức nấm hương được chế biến thành nhiều món khách nhau như chân nấm xào thịt và một số món ăn từ nấm rất hấp dẫn khách nữa.


Sa Pa là vùng đất cận ôn đới, nhiệt độ quanh năm mát mẻ, đó là thứ tài nguyên vô giá mà trời đất đã ban tặng cho cuộc sống muôn loài ở nơi này. Sa Pa còn là xứ sở của nấm hương được cất giấu trong những cánh rừng đại ngàn trên núi cao. Sau nhiều năm khai thác nấm hương tự nhiên trở nên khan hiếm, người đầu tiên nhập công nghệ trồng nấm hương vào Sa Pa là một cán bộ quản lý bảo vệ rừng…

Vào chợ Sa Pa bất kỳ mùa nào, bạn cũng được mời mua nấm hương khô, là đặc sản của núi rừng Sa Pa. Vào các nhà hàng, bạn có thể yêu cầu được ăn món nấm hương. Nấm khô ngâm qua nước, sẽ nở ra mà vẫn giữ nguyên mùi hương của đất núi, phong vị của cây rừng.

Là người sành ăn, bạn có thể yêu cầu nhà hàng cho ăn món chân nấm. Đó là thân nấm xé nhỏ xào với thịt, điểm xuyết thêm chút mực khô và gia vị thì mâm cỗ của bạn sẽ có đĩa nhắm chiếm ngôi hạng bên cạnh các món rau cải xoong, su su, cải nương, bắp cải, su hào… đều mang vị rất riêng của Sa Pa. Ngay như các món rau ở đây cũng đều được coi là rau sạch, vì bà con vẫn giữ nguyên cách thức cấy trồng truyền thống.
Nếu đến Sapa bạn đừng quên mua một ít nấm hương về làm quà cho người thân nhé. Chắc chắn người thân của bạn sẽ rất hài lòng với món quà này đó.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

Lễ hội Gầu Tào của người dân tộc mông ở Sapa

Lễ hôi Gầu Tào là một lễ hội truyền thống độc đáo của người Mông ở Sapa. Lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa cùng nét sinh hoạt đặc trưng nơi đây. Cùng chúng tôi khám phá lễ hội này nhé.
Dân tộc Mông là dân tộc có một đời sống tinh thần, tâm linh rất phong phú và đa dạng, tạo nên truyền thống văn hóa Mông với rất nhiều nét đặc sắc. Một trong những lễ hội tiêu biểu thể hiện truyền thống của người Mông chính là lễ hội Gầu Tào. Nhắc tới truyền thống văn hóa của người Mông, không chỉ nói tới những tập quán canh tác, chăn nuôi, ăn ở… mà còn ở tín ngưỡng, phong tục, tâm linh. Trong đó, tất cả những tín ngưỡng về sinh hoạt vật chất, sinh hoạt tinh thần đều xoay quanh mối quan hệ gia đình, dòng họ, làng bản và những tín ngưỡng đó đều được tái hiện qua lễ hội Gầu Tào ở sapa, Lào Cai.


“Gầu Tào” tiếng Mông nghĩa là “chơi ngoài trời”. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của người Mông. Trong truyền thuyết, những ai không có con hoặc con bị ốm đau thì gia đình sẽ tổ chức cúng thần núi và xin làng tổ chức lễ hội Gầu Tào.

Lễ hội Gầu Tào là lễ hội lớn nhất, đông người tham gia nhất, được coi là lễ hội tiêu biểu và đặc sắc nhất của người Mông. Khách du lịch sapa rất thích tham gia lễ hội này.

“Gầu Tào” với mục đích là cúng tạ trời đất, thần linh phù hộ ban cho gia đình sự khỏe mạnh, thịnh vượng, cầu phúc, cầu lộc ban cho dân bản, mở hội tạ ơn trời đất, núi sông đã ban cho tài lộc, mùa màng bội thu, gia súc, gia cầm đầy chuồng… Đây cũng là dịp để bà con trong bản tụ họp, vui chơi chuẩn bị bước vào một năm mới, một mùa canh tác mới.

Thời gian mở hội thường trong khoảng từ ngày mồng một đến ngày 15 tháng giêng. Nếu hội tổ chức 3 năm liền thì mỗi năm tổ chức 3 ngày liền, hội làm gộp một năm sẽ tổ chức 9 ngày. Lễ hội Gầu Tào gồm 2 phần lễ và hội. Hội thường được tổ chức ở tất cả các làng xã, huyện lị và có đồng bào Mông sinh sống, được tổ chức trên một khu đất đồi tương đối bằng phẳng để thuận lợi cho việc đi lại, vui chơi hoặc những nơi có cảnh quan đẹp với đồi núi, cây cổ thụ tạo không khí thiêng liêng. Lễ hội Gầu Tào có thể do một gia đình, một dòng họ hay một làng bản đứng ra tổ chức.

Tại địa điểm được thầy cúng lựa chọn và là nơi dựng cây nêu (là cây mai cao vút ngọn lá và được trang trí thêm các hình nộm, các hoa văn bằng nhiều màu sắc) để thông báo cho bà con nơi đây sắp diễn ra lễ hội Gầu Tào. Đồng thời tại điểm đó được dựng hai cây gỗ to, bóc vỏ, cao chừng 10m, bên trên có xà ngang. Tại điểm ngọn được treo một bầu rượu lộc và buộc một sợi dây thừng to thả xuống làm dây leo cho các chàng trai trong bản thi thố.

Ngay từ cuối tháng chạp, khi được thầy cúng bói xin mở hội. Gia đình mở hội cầu phúc hay cầu mệnh, trong gia đình cử ra một người chặt cây làm cây nêu. Đầu tiên lễ dựng nêu được tổ chức. Nơi trồng cây nêu (cũng là địa điểm mở hội). Cây nêu được chôn nơi cao nhất thường là đỉnh đồi. Khi dựng xong, gia chủ còn làm lễ cúng ở ngay chân cột nêu mời tổ tiên các thần phù hộ cho có con, mọi thành viên đều khỏe mạnh, bằng an kế tục việc làm ăn, làm mặc theo dòng họ. Cây nêu được dựng lên, các làng gần, làng xa biết rằng tết năm nay sẽ mở hội Gầu tào. Mọi người đều hiểu chuẩn bị dự hội.

Sau phần của thầy mo, làm những thủ tục lễ bái, hầu hết là dùng những từ hoa mỹ (pàng lỳ) thanh cao, những câu ví mỹ miều, những câu tục ngữ (lù txà) khoa trương. Mọi người tụ tập đến bãi mở hội. Khắp bãi dựng thêm nhiều lều lợp lá cây cho người già ăn uống chúc tụng. Bãi bằng nhất được dọn ra cho trẻ em đánh quay.

Các nơi khác trong bãi, tổ chức các trò chơi cho ngày hội được quy định trước. Các nơi này mỗi nơi đều có quán xử (chủ sự) quản lý chung. Ngoài ra cần có xừ quan (quản lý) chăm lo việc ăn uống, có hấu pầu tờ (quản củi đuốc), hấu pầu giê (trông nom xay giã dần sàng) cùng với xừ quan.

Tiếp theo, các chàng trai, cô gái cùng nhau bước vào các tiết mục thi thố đặc sắc. Những tiếng khèn, những tiếng cười reo được vang lên náo nức khắp làng bản, báo hiệu một mùa xuân mới đã về và cũng hứa hẹn một năm mới mùa màng bội thu, một cuộc sống ấm no, sung túc và thịnh vượng.


Kết thúc lễ hội, Chủ nhà làm lễ, cây nêu được hạ xuống. Thày mo đốt thẻ giấy, hốt than cho vào gáo nước, vừa đi vừa cầu khấn. Sau mỗi đoạn khấn vái, thày lại hấp một ngụm nước phun ra xung quanh. Mảnh vải đỏ thì mang về treo trong nhà cầu mong hồng phúc đời đời.
Lễ hội Gầu Tào mang ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa tinh thần vô cùng sâu sắc, lễ hội là nơi vui chơi, giải trí và khám phá những điều mới lạ của khách du lịch Sapa. Nếu đến Sapa vào dịp đầu tháng giêng bạn đừng bỏ qua lễ hội độc đáo này nhé.
Nguồn: Tổng hợp

Thứ Hai, 19 tháng 1, 2015

Khám phá làng thổ cẩm Tả Phìn

Khách du lịch đến Sapa ai cũng mua những mảnh vải thổ cẩm về làm quà cho người thân hoặc để làm kỉ niệm bởi vải thổ cẩm đã trở thành biểu tượng của Sapa, là hình ảnh mà khi nghĩ tới Sapa người ta nghĩ ngay tới. Những mảnh vải thổ cẩm được bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Sapa dệt lên mà có. Chúng ta cùng đi tìm hiểu làng thổ cẩm Tả Phìn, một làng nghề truyền thống làm vải thổ cẩm ở Sapa 
Vị trí: Làng thổ cẩm Tả Phìn thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 17km về hướng đông. 
Ðặc điểm: Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc thông qua các lễ hội như tết nhảy của người Dao đỏ, lễ ăn thề, lễ mừng nhà mới của đồng bào các dân tộc, Tả Phìn còn được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến bởi ở đó có một làng nghề thổ cẩm nổi tiếng.

Những năm gần đây, khi du lịch Sa Pa phát triển đã làm xuất hiện một thị trường mua bán các đồ thổ cẩm với nhu cầu mua sắm của khách du lịch ngày càng tăng cao. Nắm bắt được tình hình đó, được sự giúp đỡ của huyện, làng thổ cẩm Tả Phìn đã được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1998 cho đến nay. 




Sản phẩm của làng dệt thổ cẩm Tả Phìn đủ kiểu dáng và sắc màu trông thật bắt mắt. Một vài sản phẩm chính có thể kể đến là: những chiếc ba lô, túi khoác du lịch, những chiếc khăn, túi xách tay, ví đựng tiền, các tấm áo choàng thổ cẩm... với đủ sắc màu rực rỡ. Những sản phẩm này hoàn toàn do bàn tay khéo léo tài hoa của các chị em người Mông, người Dao tạo nên với những đường nét hoa văn được thể hiện qua các họa tiết cây cỏ hoa lá, chim muông thật tinh tế luôn gây được sự tò mò hiếu kỳ và đặc biệt hấp dẫn các khách du lịch đến với Sa Pa. Các sản phẩm hàng hoá làm ra ở đây được "xuất khẩu tại chỗ" bằng cách bán trực tiếp cho khách hoặc có thể bán gián tiếp cho du khách thông qua việc cung cấp các mặt hàng này cho các quầy thổ cẩm ở chợ văn hoá dân tộc, các cửa hàng bán đồ lưu niệm của thị trấn Sa Pa. Tiếng tăm thổ cẩm Tả Phìn đã được vang xa qua những lần triển lãm thổ cẩm ở các hội chợ tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh. Nhiều tổ chức, cá nhân từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đă đặt hàng làng thổ cẩm Tả Phìn để bán lại cho khách. Thổ cẩm Tả Phìn còn được xuất khẩu sang cả các thị trường ngoài nước như Mỹ, Pháp, Ðan Mạch...


Thổ cẩm là một món quà không thể thiếu được cho du khách mỗi lần đặt chân tới Sa Pa. Ðối với người dân tộc vùng cao, thổ cẩm không chỉ để dùng trang trí, tô điểm thêm cho sắc đẹp mà còn là vật kỷ niệm của tình yêu hay trong ngày cưới của các đôi trai gái. Những đường nét hoa văn thể hiện trên tấm thổ cẩm là những tinh hoa của nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc làm cho thổ cẩm Sa Pa không thể hoà lẫn được với bất cứ sản phẩm thổ cẩm của vùng nào..
Hi vọng vải thổ cẩm cùng với những làng nghề truyền thống như làng thổ cẩm Tả Phìn sẽ mãi được duy trì và phát triển bởi nó lưu giữ những nét đẹp của Sapa và làm nên một bản sắc văn hóa không nơi nào có được như Sapa.
Nguồn: Sưu tầm




Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

Đi Sapa mua gì làm quà



Đi Sapa bạn băn khoăn không biết mua gì làm quà cho người thân? Món quà được chọn thường là những nét đặc trưng của vùng đất mà bạn bạn đến, những món quá đó thường giản dị và mang 1 tình cảm đặc biệt của người tặng quà. Dưới đây là những món quà mang đậm nét Sapa mà bạn nên mua về cho người thân
Vải thổ cẩm
Khi đến với Sapa món quà đầu tiên mà người thân của bạn muốn được tặng thường là những bộ thổ cẩm được làm hoàn toàn bằng tay. Đây là món quà sẽ rất đặc biệt với những cô gái.

Vải thổ cẩm Sapa

Đồ thổ cẩm được bầy bán rất nhiều ở Sapa, để chọn cho mình một bộ đồ thổ cẩm tốt bạn cần có một chút kinh nghiệm đấy. Đồ thổ cẩm ở đây được bầy bán thường gồm hai loại đó là đồ thổ cẩm công nghiệp và đồ thổ cẩm thủ công. Có sự khác biệt lơn giữa hai loại thổ cẩm này đó là sự phối màu sắc, đồ thổ cẩm công nghiệp các đường may được may bằng máy đường may tinh tế hơn và màu sắc thường sặc sỡ họa tiết có phần cứng nhắc. Còn với đồ thổ cẩm thủ công được coi là hàng “sịn”. Bởi để có được một miếng thổ cẩm dài chừng một gang tay thì đòi hỏi công sức chừng một tháng của cô gái bản mường thừ khâu se tớ cho tới khi hoàn thành. Thổ cẩm thủ công thường được phối máu tối hơn và các đường khâu hơi thô.

Đào rọ Sapa 

Nếu bạn nên Sapa vào mùa hạ thì “đào rọ” cũng là một món quà rất ý nghĩa với những người miền xuôi, vào mùa hạ đào được bầy bán khắp các chợ, vỉa hè dãy phố trên Sapa. Đào nơi đây mang một hương vị đặc trưng không thể lẫ với nơi đâu. Nếu chọn đào rọ làm quà thì bạn nên chọn cả rọ đào của cô gái Mông nhá!
Đào rọ Sapa

Bạn có thể tìm thêm rất nhiều các đặc sản khác của Sapa để có được món  quà ưng ý cho bạn bè và người thân nhé. Chúc chuyến du lịch của bạn nhiều niềm vui.
Nguồn: Tổng hợp

Thứ Năm, 15 tháng 1, 2015

Lễ Tết Nhảy độc đáo ở Sapa


Lễ Tết Nhảy là một lễ hội lớn và đặc sắc ở Sapa, thu hút rất nhiều du khách tới tham gia. Đây là lễ hội của người Dao Đỏ được tổ chức hàng năm vào mùa xuân.
Người Dao Đỏ đón xuân theo tập tục truyền thống tổ tiên từ nhiều đời nay. Bắt đầu từ ngày 28 Tết, khắp làng trên, xóm dưới, đồng bào dân tộc đã bắt tay vào mổ lợn béo, gà trống thiến, làm bánh nếp… Đây chính là thời điểm các thành viên trong dòng họ tụ tập quây quần tại nhà trưởng họ, cùng nhau nâng chén rượu mừng xuân, cầu chúc cho nhau ngày càng làm ăn phát đạt, cháu con khoẻ mạnh… và bàn việc tổ chức nghi lễ Tết nhảy.

Người Dao Đỏ chuẩn bị đón Tết khá công phu. Trước hết nam thanh niên ôn luyện các điệu múa cổ truyền, các thiếu nữ lo nhuộm chàm, thêu áo mới cho chồng con đi chơi Tết. Tết nhảy sẽ diễn ra ở nhà ông trưởng họ, nên các thành viên trong họ đều tấp nập giúp trưởng họ chuẩn bị Tết.

Ban đầu, một tốp nam thanh niên "sài cỏ" theo sự hướng dẫn của thầy cả "chái peng pi" tổ chức 14 điệu nhảy dẫn đường, bắc cầu đưa đón tổ tiên, thần linh về "ăn" Tết. Để chào bố mẹ, tổ tiên đã khuất, điệu nhảy chỉ được thực hiện bằng một chân, đầu cúi, ngón tay trỏ giơ cao; Để mời tiên nương, tiểu nữ giáng trần, điệu nhảy được diễn tả bằng múa cò "pẹ họ", mô phỏng cảnh chim cò sải cánh bay xa, rồi dáo dác tìm chỗ đậu lại; Điệu nhảy mời thần linh "ăn" Tết được diễn tả bằng nhịp bước khoan thai và uy lực của loài hổ... Các điệu múa mang tính hình tượng cao và độc đáo. Không biết có từ bao giờ, nhưng đêm của những vũ điệu vẫn được người Dao Đỏ lưu giữ cho tới ngày nay, và coi như một sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong những ngày đất trời vào xuân.

Một trò chơi trong lễ hội
Kết thúc các điệu nhảy mở đường, đón chào tổ tiên, thần linh, cả dòng họ tiến hành điệu nhảy rước tượng tổ tiên. Tượng tổ tiên làm bằng gỗ tốt, là tác phẩm điêu khắc độc đáo của người Dao đỏ. Tượng được chạm khắc đẹp với nét hoa văn trang phục thời cổ xưa, dài khoảng 25 cm, đường kính thân 5 cm, bàn tay phải của tượng có cầm thẻ bài ghi rõ tên ông tổ.

Ngày thường trong cả năm, tượng được bọc kín bằng vải trắng. Đến ngày Tết, con cháu rước tượng xuống làm lễ tắm gội, thay khăn choàng mới. Nước tắm cho tượng cũng làm từ lá thơm qua một quy trình chưng cất nghiêm ngặt.

Sau lễ tắm gội cho tượng tổ tiên, con cháu tổ chức các điệu nhảy dâng gà, xôi và lễ vật. Thầy cả và 3 thanh niên tay cầm con gà trống sống, nhảy theo điệu dâng gà, có động tác rước gà lên đầu, có động tác vác gà qua hai vai, rồi vừa nhảy múa vừa vặt đầu gà làm thịt... Kết thúc là điệu nhảy múa cờ.

Trong Tết nhảy, người Dao đỏ còn hát các điệu hát nói về công lao của đấng tổ tiên, sự tích dòng họ, các sinh hoạt cấy trồng, dệt vải, săn bắn... Mục đích chính của nghi lễ này là để cầu cúng tổ tiên, cầu khấn tổ tiên phù hộ sang năm mới mọi người trong gia tộc, dòng họ được mạnh khoẻ, mưa thuận gió hoà cho mùa màng bội thum, gia súc, gia cầm phát triển không bị dịch bệnh...

Hát giao duyên trong lễ Tết Nhảy

Trong Lễ hội còn có hội hát giao duyên của trai gái trong bản và các trò chơi mang đậm nét văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số như: ném còn, bịt mắt bắt dê, đẩy gậy, leo cột mỡ, đi cầu tre… thu hút rất nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham gia và khám phá.Nếu có dịp đên Sapa hãy đến đúng dịp lễ Tết Nhảy để được tham gia vào lễ hội độc đáo này. Chúc bạn có một chuyến du lịch vui vẻ