Vẻ đẹp Sapa trong sương mù

Sa Pa từ lâu đã được biết đến như một Châu Âu thu nhỏ của Việt Nam với khí hậu cận ôn đới đặc trưng quanh năm mây phủ. Với vẻ đẹp buồn, sương mù Sa Pa có sức cuốn hút đặc biệt với tất cả du khách khi đặt chân tới vùng đất này.

Ruộng bậc thang ở Sapa

Nét chấm phá kì khôi, sự giao thoa hài hòa giữa thiên nhiên và bàn tay còn người đã làm nên khung cảnh tuyệt đẹp nhất trên từng ngọn lúa ở ruộng bậc thang Sapa đã khiến không biết bao du khách, biết bao người đồng bằng tới Sapa được dịp ngỡ ngàng.p.

Nhà thờ đá cổ Sapa

Nhà thờ đá cổ Sapa trên phố núi giữa đêm mờ sương giống như một biểu tượng của xứ sở Sapa, của đất trời Tây Bắc.

Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Đặc sản Nấm hương Sapa


Sapa nổi tiếng là thiên đường du lịch và ẩm thực đối với du khách. Ở đây có rất nhiều món ăn độc đáo và hấp dẫn khiến bạn đã ăn thì muốn ăn thêm lần nữa. Nấm hương Sapa cũng vậy, đây là món ăn bổ dưỡng và thơm ngon nổi tiếng ở Sapa. Nấm hương Sapa về hình thức cũng giống như các loại nấm hương khác nhưng ăn sựt sựt đã miệng, mùi thơm tự nhiên thích hợp cho các món xào hoặc lẩu vẫn có mùi thơm của nấm mà không át đi các vị thơm của các thực phẩm đi kèm

nấm hương sapa

Một đặc sản tự nhiên của núi rừng Sapa là nấm hương. Nấm hương khô được bày bán quanh năm tại chợ Sapa, khi ăn cho nấm vào nước ngâm sẽ nở ra, còn nguyên vẹn mùi thơm ban đầu. Tại Sapa bạn có thể thưởng thức nấm hương được chế biến thành nhiều món khách nhau như chân nấm xào thịt và một số món ăn từ nấm rất hấp dẫn khách nữa.


Sa Pa là vùng đất cận ôn đới, nhiệt độ quanh năm mát mẻ, đó là thứ tài nguyên vô giá mà trời đất đã ban tặng cho cuộc sống muôn loài ở nơi này. Sa Pa còn là xứ sở của nấm hương được cất giấu trong những cánh rừng đại ngàn trên núi cao. Sau nhiều năm khai thác nấm hương tự nhiên trở nên khan hiếm, người đầu tiên nhập công nghệ trồng nấm hương vào Sa Pa là một cán bộ quản lý bảo vệ rừng…

Vào chợ Sa Pa bất kỳ mùa nào, bạn cũng được mời mua nấm hương khô, là đặc sản của núi rừng Sa Pa. Vào các nhà hàng, bạn có thể yêu cầu được ăn món nấm hương. Nấm khô ngâm qua nước, sẽ nở ra mà vẫn giữ nguyên mùi hương của đất núi, phong vị của cây rừng.

Là người sành ăn, bạn có thể yêu cầu nhà hàng cho ăn món chân nấm. Đó là thân nấm xé nhỏ xào với thịt, điểm xuyết thêm chút mực khô và gia vị thì mâm cỗ của bạn sẽ có đĩa nhắm chiếm ngôi hạng bên cạnh các món rau cải xoong, su su, cải nương, bắp cải, su hào… đều mang vị rất riêng của Sa Pa. Ngay như các món rau ở đây cũng đều được coi là rau sạch, vì bà con vẫn giữ nguyên cách thức cấy trồng truyền thống.
Nếu đến Sapa bạn đừng quên mua một ít nấm hương về làm quà cho người thân nhé. Chắc chắn người thân của bạn sẽ rất hài lòng với món quà này đó.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

Lễ hội Gầu Tào của người dân tộc mông ở Sapa

Lễ hôi Gầu Tào là một lễ hội truyền thống độc đáo của người Mông ở Sapa. Lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa cùng nét sinh hoạt đặc trưng nơi đây. Cùng chúng tôi khám phá lễ hội này nhé.
Dân tộc Mông là dân tộc có một đời sống tinh thần, tâm linh rất phong phú và đa dạng, tạo nên truyền thống văn hóa Mông với rất nhiều nét đặc sắc. Một trong những lễ hội tiêu biểu thể hiện truyền thống của người Mông chính là lễ hội Gầu Tào. Nhắc tới truyền thống văn hóa của người Mông, không chỉ nói tới những tập quán canh tác, chăn nuôi, ăn ở… mà còn ở tín ngưỡng, phong tục, tâm linh. Trong đó, tất cả những tín ngưỡng về sinh hoạt vật chất, sinh hoạt tinh thần đều xoay quanh mối quan hệ gia đình, dòng họ, làng bản và những tín ngưỡng đó đều được tái hiện qua lễ hội Gầu Tào ở sapa, Lào Cai.


“Gầu Tào” tiếng Mông nghĩa là “chơi ngoài trời”. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của người Mông. Trong truyền thuyết, những ai không có con hoặc con bị ốm đau thì gia đình sẽ tổ chức cúng thần núi và xin làng tổ chức lễ hội Gầu Tào.

Lễ hội Gầu Tào là lễ hội lớn nhất, đông người tham gia nhất, được coi là lễ hội tiêu biểu và đặc sắc nhất của người Mông. Khách du lịch sapa rất thích tham gia lễ hội này.

“Gầu Tào” với mục đích là cúng tạ trời đất, thần linh phù hộ ban cho gia đình sự khỏe mạnh, thịnh vượng, cầu phúc, cầu lộc ban cho dân bản, mở hội tạ ơn trời đất, núi sông đã ban cho tài lộc, mùa màng bội thu, gia súc, gia cầm đầy chuồng… Đây cũng là dịp để bà con trong bản tụ họp, vui chơi chuẩn bị bước vào một năm mới, một mùa canh tác mới.

Thời gian mở hội thường trong khoảng từ ngày mồng một đến ngày 15 tháng giêng. Nếu hội tổ chức 3 năm liền thì mỗi năm tổ chức 3 ngày liền, hội làm gộp một năm sẽ tổ chức 9 ngày. Lễ hội Gầu Tào gồm 2 phần lễ và hội. Hội thường được tổ chức ở tất cả các làng xã, huyện lị và có đồng bào Mông sinh sống, được tổ chức trên một khu đất đồi tương đối bằng phẳng để thuận lợi cho việc đi lại, vui chơi hoặc những nơi có cảnh quan đẹp với đồi núi, cây cổ thụ tạo không khí thiêng liêng. Lễ hội Gầu Tào có thể do một gia đình, một dòng họ hay một làng bản đứng ra tổ chức.

Tại địa điểm được thầy cúng lựa chọn và là nơi dựng cây nêu (là cây mai cao vút ngọn lá và được trang trí thêm các hình nộm, các hoa văn bằng nhiều màu sắc) để thông báo cho bà con nơi đây sắp diễn ra lễ hội Gầu Tào. Đồng thời tại điểm đó được dựng hai cây gỗ to, bóc vỏ, cao chừng 10m, bên trên có xà ngang. Tại điểm ngọn được treo một bầu rượu lộc và buộc một sợi dây thừng to thả xuống làm dây leo cho các chàng trai trong bản thi thố.

Ngay từ cuối tháng chạp, khi được thầy cúng bói xin mở hội. Gia đình mở hội cầu phúc hay cầu mệnh, trong gia đình cử ra một người chặt cây làm cây nêu. Đầu tiên lễ dựng nêu được tổ chức. Nơi trồng cây nêu (cũng là địa điểm mở hội). Cây nêu được chôn nơi cao nhất thường là đỉnh đồi. Khi dựng xong, gia chủ còn làm lễ cúng ở ngay chân cột nêu mời tổ tiên các thần phù hộ cho có con, mọi thành viên đều khỏe mạnh, bằng an kế tục việc làm ăn, làm mặc theo dòng họ. Cây nêu được dựng lên, các làng gần, làng xa biết rằng tết năm nay sẽ mở hội Gầu tào. Mọi người đều hiểu chuẩn bị dự hội.

Sau phần của thầy mo, làm những thủ tục lễ bái, hầu hết là dùng những từ hoa mỹ (pàng lỳ) thanh cao, những câu ví mỹ miều, những câu tục ngữ (lù txà) khoa trương. Mọi người tụ tập đến bãi mở hội. Khắp bãi dựng thêm nhiều lều lợp lá cây cho người già ăn uống chúc tụng. Bãi bằng nhất được dọn ra cho trẻ em đánh quay.

Các nơi khác trong bãi, tổ chức các trò chơi cho ngày hội được quy định trước. Các nơi này mỗi nơi đều có quán xử (chủ sự) quản lý chung. Ngoài ra cần có xừ quan (quản lý) chăm lo việc ăn uống, có hấu pầu tờ (quản củi đuốc), hấu pầu giê (trông nom xay giã dần sàng) cùng với xừ quan.

Tiếp theo, các chàng trai, cô gái cùng nhau bước vào các tiết mục thi thố đặc sắc. Những tiếng khèn, những tiếng cười reo được vang lên náo nức khắp làng bản, báo hiệu một mùa xuân mới đã về và cũng hứa hẹn một năm mới mùa màng bội thu, một cuộc sống ấm no, sung túc và thịnh vượng.


Kết thúc lễ hội, Chủ nhà làm lễ, cây nêu được hạ xuống. Thày mo đốt thẻ giấy, hốt than cho vào gáo nước, vừa đi vừa cầu khấn. Sau mỗi đoạn khấn vái, thày lại hấp một ngụm nước phun ra xung quanh. Mảnh vải đỏ thì mang về treo trong nhà cầu mong hồng phúc đời đời.
Lễ hội Gầu Tào mang ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa tinh thần vô cùng sâu sắc, lễ hội là nơi vui chơi, giải trí và khám phá những điều mới lạ của khách du lịch Sapa. Nếu đến Sapa vào dịp đầu tháng giêng bạn đừng bỏ qua lễ hội độc đáo này nhé.
Nguồn: Tổng hợp

Thứ Hai, 19 tháng 1, 2015

Khám phá làng thổ cẩm Tả Phìn

Khách du lịch đến Sapa ai cũng mua những mảnh vải thổ cẩm về làm quà cho người thân hoặc để làm kỉ niệm bởi vải thổ cẩm đã trở thành biểu tượng của Sapa, là hình ảnh mà khi nghĩ tới Sapa người ta nghĩ ngay tới. Những mảnh vải thổ cẩm được bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Sapa dệt lên mà có. Chúng ta cùng đi tìm hiểu làng thổ cẩm Tả Phìn, một làng nghề truyền thống làm vải thổ cẩm ở Sapa 
Vị trí: Làng thổ cẩm Tả Phìn thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 17km về hướng đông. 
Ðặc điểm: Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc thông qua các lễ hội như tết nhảy của người Dao đỏ, lễ ăn thề, lễ mừng nhà mới của đồng bào các dân tộc, Tả Phìn còn được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến bởi ở đó có một làng nghề thổ cẩm nổi tiếng.

Những năm gần đây, khi du lịch Sa Pa phát triển đã làm xuất hiện một thị trường mua bán các đồ thổ cẩm với nhu cầu mua sắm của khách du lịch ngày càng tăng cao. Nắm bắt được tình hình đó, được sự giúp đỡ của huyện, làng thổ cẩm Tả Phìn đã được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1998 cho đến nay. 




Sản phẩm của làng dệt thổ cẩm Tả Phìn đủ kiểu dáng và sắc màu trông thật bắt mắt. Một vài sản phẩm chính có thể kể đến là: những chiếc ba lô, túi khoác du lịch, những chiếc khăn, túi xách tay, ví đựng tiền, các tấm áo choàng thổ cẩm... với đủ sắc màu rực rỡ. Những sản phẩm này hoàn toàn do bàn tay khéo léo tài hoa của các chị em người Mông, người Dao tạo nên với những đường nét hoa văn được thể hiện qua các họa tiết cây cỏ hoa lá, chim muông thật tinh tế luôn gây được sự tò mò hiếu kỳ và đặc biệt hấp dẫn các khách du lịch đến với Sa Pa. Các sản phẩm hàng hoá làm ra ở đây được "xuất khẩu tại chỗ" bằng cách bán trực tiếp cho khách hoặc có thể bán gián tiếp cho du khách thông qua việc cung cấp các mặt hàng này cho các quầy thổ cẩm ở chợ văn hoá dân tộc, các cửa hàng bán đồ lưu niệm của thị trấn Sa Pa. Tiếng tăm thổ cẩm Tả Phìn đã được vang xa qua những lần triển lãm thổ cẩm ở các hội chợ tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh. Nhiều tổ chức, cá nhân từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đă đặt hàng làng thổ cẩm Tả Phìn để bán lại cho khách. Thổ cẩm Tả Phìn còn được xuất khẩu sang cả các thị trường ngoài nước như Mỹ, Pháp, Ðan Mạch...


Thổ cẩm là một món quà không thể thiếu được cho du khách mỗi lần đặt chân tới Sa Pa. Ðối với người dân tộc vùng cao, thổ cẩm không chỉ để dùng trang trí, tô điểm thêm cho sắc đẹp mà còn là vật kỷ niệm của tình yêu hay trong ngày cưới của các đôi trai gái. Những đường nét hoa văn thể hiện trên tấm thổ cẩm là những tinh hoa của nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc làm cho thổ cẩm Sa Pa không thể hoà lẫn được với bất cứ sản phẩm thổ cẩm của vùng nào..
Hi vọng vải thổ cẩm cùng với những làng nghề truyền thống như làng thổ cẩm Tả Phìn sẽ mãi được duy trì và phát triển bởi nó lưu giữ những nét đẹp của Sapa và làm nên một bản sắc văn hóa không nơi nào có được như Sapa.
Nguồn: Sưu tầm




Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

Đi Sapa mua gì làm quà



Đi Sapa bạn băn khoăn không biết mua gì làm quà cho người thân? Món quà được chọn thường là những nét đặc trưng của vùng đất mà bạn bạn đến, những món quá đó thường giản dị và mang 1 tình cảm đặc biệt của người tặng quà. Dưới đây là những món quà mang đậm nét Sapa mà bạn nên mua về cho người thân
Vải thổ cẩm
Khi đến với Sapa món quà đầu tiên mà người thân của bạn muốn được tặng thường là những bộ thổ cẩm được làm hoàn toàn bằng tay. Đây là món quà sẽ rất đặc biệt với những cô gái.

Vải thổ cẩm Sapa

Đồ thổ cẩm được bầy bán rất nhiều ở Sapa, để chọn cho mình một bộ đồ thổ cẩm tốt bạn cần có một chút kinh nghiệm đấy. Đồ thổ cẩm ở đây được bầy bán thường gồm hai loại đó là đồ thổ cẩm công nghiệp và đồ thổ cẩm thủ công. Có sự khác biệt lơn giữa hai loại thổ cẩm này đó là sự phối màu sắc, đồ thổ cẩm công nghiệp các đường may được may bằng máy đường may tinh tế hơn và màu sắc thường sặc sỡ họa tiết có phần cứng nhắc. Còn với đồ thổ cẩm thủ công được coi là hàng “sịn”. Bởi để có được một miếng thổ cẩm dài chừng một gang tay thì đòi hỏi công sức chừng một tháng của cô gái bản mường thừ khâu se tớ cho tới khi hoàn thành. Thổ cẩm thủ công thường được phối máu tối hơn và các đường khâu hơi thô.

Đào rọ Sapa 

Nếu bạn nên Sapa vào mùa hạ thì “đào rọ” cũng là một món quà rất ý nghĩa với những người miền xuôi, vào mùa hạ đào được bầy bán khắp các chợ, vỉa hè dãy phố trên Sapa. Đào nơi đây mang một hương vị đặc trưng không thể lẫ với nơi đâu. Nếu chọn đào rọ làm quà thì bạn nên chọn cả rọ đào của cô gái Mông nhá!
Đào rọ Sapa

Bạn có thể tìm thêm rất nhiều các đặc sản khác của Sapa để có được món  quà ưng ý cho bạn bè và người thân nhé. Chúc chuyến du lịch của bạn nhiều niềm vui.
Nguồn: Tổng hợp

Thứ Năm, 15 tháng 1, 2015

Lễ Tết Nhảy độc đáo ở Sapa


Lễ Tết Nhảy là một lễ hội lớn và đặc sắc ở Sapa, thu hút rất nhiều du khách tới tham gia. Đây là lễ hội của người Dao Đỏ được tổ chức hàng năm vào mùa xuân.
Người Dao Đỏ đón xuân theo tập tục truyền thống tổ tiên từ nhiều đời nay. Bắt đầu từ ngày 28 Tết, khắp làng trên, xóm dưới, đồng bào dân tộc đã bắt tay vào mổ lợn béo, gà trống thiến, làm bánh nếp… Đây chính là thời điểm các thành viên trong dòng họ tụ tập quây quần tại nhà trưởng họ, cùng nhau nâng chén rượu mừng xuân, cầu chúc cho nhau ngày càng làm ăn phát đạt, cháu con khoẻ mạnh… và bàn việc tổ chức nghi lễ Tết nhảy.

Người Dao Đỏ chuẩn bị đón Tết khá công phu. Trước hết nam thanh niên ôn luyện các điệu múa cổ truyền, các thiếu nữ lo nhuộm chàm, thêu áo mới cho chồng con đi chơi Tết. Tết nhảy sẽ diễn ra ở nhà ông trưởng họ, nên các thành viên trong họ đều tấp nập giúp trưởng họ chuẩn bị Tết.

Ban đầu, một tốp nam thanh niên "sài cỏ" theo sự hướng dẫn của thầy cả "chái peng pi" tổ chức 14 điệu nhảy dẫn đường, bắc cầu đưa đón tổ tiên, thần linh về "ăn" Tết. Để chào bố mẹ, tổ tiên đã khuất, điệu nhảy chỉ được thực hiện bằng một chân, đầu cúi, ngón tay trỏ giơ cao; Để mời tiên nương, tiểu nữ giáng trần, điệu nhảy được diễn tả bằng múa cò "pẹ họ", mô phỏng cảnh chim cò sải cánh bay xa, rồi dáo dác tìm chỗ đậu lại; Điệu nhảy mời thần linh "ăn" Tết được diễn tả bằng nhịp bước khoan thai và uy lực của loài hổ... Các điệu múa mang tính hình tượng cao và độc đáo. Không biết có từ bao giờ, nhưng đêm của những vũ điệu vẫn được người Dao Đỏ lưu giữ cho tới ngày nay, và coi như một sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong những ngày đất trời vào xuân.

Một trò chơi trong lễ hội
Kết thúc các điệu nhảy mở đường, đón chào tổ tiên, thần linh, cả dòng họ tiến hành điệu nhảy rước tượng tổ tiên. Tượng tổ tiên làm bằng gỗ tốt, là tác phẩm điêu khắc độc đáo của người Dao đỏ. Tượng được chạm khắc đẹp với nét hoa văn trang phục thời cổ xưa, dài khoảng 25 cm, đường kính thân 5 cm, bàn tay phải của tượng có cầm thẻ bài ghi rõ tên ông tổ.

Ngày thường trong cả năm, tượng được bọc kín bằng vải trắng. Đến ngày Tết, con cháu rước tượng xuống làm lễ tắm gội, thay khăn choàng mới. Nước tắm cho tượng cũng làm từ lá thơm qua một quy trình chưng cất nghiêm ngặt.

Sau lễ tắm gội cho tượng tổ tiên, con cháu tổ chức các điệu nhảy dâng gà, xôi và lễ vật. Thầy cả và 3 thanh niên tay cầm con gà trống sống, nhảy theo điệu dâng gà, có động tác rước gà lên đầu, có động tác vác gà qua hai vai, rồi vừa nhảy múa vừa vặt đầu gà làm thịt... Kết thúc là điệu nhảy múa cờ.

Trong Tết nhảy, người Dao đỏ còn hát các điệu hát nói về công lao của đấng tổ tiên, sự tích dòng họ, các sinh hoạt cấy trồng, dệt vải, săn bắn... Mục đích chính của nghi lễ này là để cầu cúng tổ tiên, cầu khấn tổ tiên phù hộ sang năm mới mọi người trong gia tộc, dòng họ được mạnh khoẻ, mưa thuận gió hoà cho mùa màng bội thum, gia súc, gia cầm phát triển không bị dịch bệnh...

Hát giao duyên trong lễ Tết Nhảy

Trong Lễ hội còn có hội hát giao duyên của trai gái trong bản và các trò chơi mang đậm nét văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số như: ném còn, bịt mắt bắt dê, đẩy gậy, leo cột mỡ, đi cầu tre… thu hút rất nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham gia và khám phá.Nếu có dịp đên Sapa hãy đến đúng dịp lễ Tết Nhảy để được tham gia vào lễ hội độc đáo này. Chúc bạn có một chuyến du lịch vui vẻ